Campuchia chống lại chủ nghĩa thực dân rác rưởi

Bộ Bảo vệ Môi trường Vương quốc Campuchia đã ban hành một chỉ thị gửi lại 1592 tấn rác thải được chuyển trái phép tới cảng Sihanoukville, nhà bình luận Piotr Tsvetov phân tích trên Sputnik trong bài viết của mình. Rác này được gửi tới từ Hoa Kỳ và Canada, nơi luật pháp trừng phạt rất nghiêm khắc những công ty không thể tái chế rác.
Sputnik

Đây là chủ nghĩa thực dân rác rưởi.

Nhiều quốc gia phát triển từ những năm 1980 đã siết chặt các biện pháp kiểm soát ô nhiễm, chú ý đến thực tế một lượng lớn rác không được xử lý và do đó vẫn còn trên bề mặt trái đất hoặc rơi xuống vùng biển các đại dương. Trên Thái Bình Dương hiện nay có một điểm chứa rác với diện tích hơn 1,5 km vuông, bao gồm các chai và túi nhựa, nhiều loại dây và vật liệu không thể phân hủy khác.

Tất nhiên, việc sử dụng rộng rãi nhựa trong cuộc sống hàng ngày của xã hội hiện đại là mối đe dọa lớn đối với môi trường. Tuy nhiên, các nước phát triển giải quyết vấn đề này bằng một phương pháp mà các nhà khoa học và nhà báo đã gọi là «Chủ nghĩa thực dân rác thải» (Waste Colonialism). Các nước giàu có gửi hàng ngàn tấn rác đến các nước châu Á, trả số tiền lớn cho các cơ quan chính phủ hoặc cá nhân. Bằng cách giải phóng các thành phố của họ khỏi rác thải, người Mỹ và Tây Âu đang biến các quốc gia châu Á thành bãi rác quốc tế. Ngày nay, 50 thành phố bẩn nhất thế giới nằm ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. 

Mỹ đừng đùa với Campuchia

Người dân châu Á có lòng tự trọng

Giữ cho hành tinh của chúng ta sạch sẽ là một vấn đề cấp bách và rất quan trọng. Nhưng hành động của chính phủ Campuchia có khía cạnh đạo đức và chính trị. Thủ tướng  nước này, ông Hun Sen, tuyên bố  đất nước của ông không muốn trở thành một khu vực tồi tệ do nhập khẩu rác từ các quốc gia khác. Đây cũng là trường hợp ở Philippines, nơi 60 container rác đã được gửi trở lại Canada trước đó. Phát ngôn viên chính thức của Tổng thống Duterte nói: "Philippines, với tư cách là một quốc gia độc lập và có chủ quyền, không nên bị coi là bãi rác của các quốc gia nước ngoài." Ý thức quốc gia hay niềm tự hào dân tộc của bất kỳ dân tộc nào ở Đông Nam Á không thể cho phép bất cứ ai coi họ là đống rác của hành tinh.

Cần phải làm gì khi đồng tiền không có mùi?

Cộng đồng quốc tế gần đây đã nhận ra sự ích kỷ của các quốc gia giàu có và sự bất công đối với các nước châu Á. Đã được thông qua sự sửa đổi Công ước Basel về kiểm soát sự di chuyển chất thải xuyên biên giới, theo đó, trước khi gửi rác tới bất kỳ quốc gia nào, cần phải xin phép chính phủ của quốc gia tiếp nhận. Tuy nhiên, dường như biện pháp này sẽ không hiệu quả. Như bạn đã biết, đồng tiền không có mùi vị. Và trong các chính phủ có thể có những quan chức vì tiền sẽ đồng ý xả rác trên đất nước của họ. Và tổng lượng rác trên hành tinh sẽ không giảm. Một điều nữa là phát triển các công nghệ xử lý chất thải, chuyển giao các công nghệ này, kể cả cho các nước đang phát triển. Và như một bước đầu tiên - hạn chế việc sử dụng các túi, hộp chứa hàng được làm từ các vật liệu khó tái chế.

Thảo luận