Campuchia thẳng thừng gửi trả 83 contaner rác thải
Bộ Môi trường nước này đã thẳng thừng gửi trả 83 contaner nhựa phế thải nhập khẩu trái phép từ Mỹ và Canada tại cảng Sihanoukville. Chính quyền nước này rất nghiêm túc về vấn đề rác thải phế liệu và bảo vệ môi trường.
Ngày 17/7, phía Campuchia thông báo sẽ gửi trả 1.600 tấn rác thải nhựa nhập khẩu bất hợp pháp, được chứa trong 83 container tại cảng biển phía Đông Nam nước này, về điểm xuất phát là Mỹ và Canada.
Ngày 16/7, cơ quan Campuchia đã phát hiện rất nhiều contaner rác thải nhựa bất hợp pháp tại cảng Sihanoukville, cách thủ đô Phnom Penh 230 km về phía Tây Nam, sau khi cơ quan chức năng nghi ngờ về sự gian dối trong kê khai nguồn gốc hàng hóa không rõ ràng.
Theo cơ quan chức năng nước này, có cả thảy 70 thùng chứa đầy rác thải nhựa từ Mỹ và 13 container khác đến từ Canada.
Đây là lần thứ hai, một lượng lớn rác thải được phát hiện tại Campuchia, sau trường hợp đầu tiên vào năm 1998, khi khoảng 3.000 tấn rác thải độc hại bị bỏ lại ở ngoại ô thành phố Sihanoukville.
Cảm giác bị coi thường, dân mạng Campuchia đã chia sẻ rộng rãi những hình ảnh về container nhồi đầy rác thải nhựa đăng tải trên mạng xã hội. Điều này làm trỗi dậy làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng mạng Campuchia.
Quyết định cấm nhập khẩu rác thải của Trung Quốc từ năm 2018 đã đẩy ngành tái chế toàn cầu rơi vào khủng hoảng, khiến nhiều quốc gia lúng túng khi “không biết vứt rác đi đâu”.
Campuchia cũng phải chịu chung “số phận” khi nước này đang rất vất vả để đối phó với nạn nhập rác thải lậu.
Đáng chú ý, ngoài Campuchia, Philippines cũng chính thức mất kiên nhấn với chính phủ Canada trong “cuộc chiến rác”.
Philippines và Canada đau đầu giải quyết căng thẳng về vấn đề rác thải
Vụ bê bối “rác thải” nhựa và công nghệ giữa Philippines và Canada, cụ thể là việc chuyển chất thải sinh hoạt đến các cảng của Philippines, dưới lớp bỏ bọc là nhựa để tái chế đang thu hút dư luận không chỉ ở khu vực Đông Nam Á.
Cuộc chiến rác thải gia tăng gần đây khi Tổng thống Philippiness Rodrigo Duterte cảnh báo cắt đứt quan hệ ngoại giao với Canada nếu quốc gia này không nhận những container rác thải nhiễm độc về nước. Người phát ngôn Tổng thống Philippiness Salvador Panelo tuyên bố:
“Yêu cầu các nhà ngoại giao Philippiness về nước là biện pháp gây sức ép lên Canada để sớm đưa các container rác về nước. Họ càng trì hoãn, thì căng thẳng sẽ càng gia tăng. Hãy nhớ rằng, việc từ chối đưa rác thải về nước sẽ gây ra nhiều vấn đề, trong đó ảnh hưởng cả đến mối quan hệ ngoại giao song phương”.
Theo tổ chức môi trường EcoWaste, năm 2013, 103 container chứa rác nặng tổng cộng khoảng 2500 tấn đã được vận chuyển tới Phillippines từ Vancouver ở British Columbia bằng đường biển. Một phần của hàng hóa được xử lý tại các nhà máy địa phương. Tuy nhiên, 77 container chứa chất thải nguy hại vẫn được lưu trữ tại cảng Limbo. Mùi hôi thối bốc lên tới mức không thể chịu đựng được, theo những lời phàn nàn của người dân địa phương. Cục Hải quan Philippines đã xác nhận rằng trong các thùng chứa có túi nhựa bẩn, rác thải gia đình và một số dụng cụ y tế, bao gồm cả tã người lớn đã qua sử dụng.
Thủ tướng Justin Trudeau đã nhận được một lá thư từ tổ chức môi trường quốc tế Greenpeace và Sáng kiến Môi trường Canada yêu cầu "giải quyết tranh chấp rác thải đầu độc mối quan hệ giữa Manila và Ottawa." Các hành động của các nhà môi trường được hỗ trợ bởi các nhà lập pháp.
"Tôi sẽ không tha thứ cho việc biến đất nước thành một thùng rác của Canada", Đại diện Rakiz Liya, thành viên của Hạ viện của Quốc hội Philippines, nói.
Các đại biểu khác cũng phản đối. Do đó, Bộ Ngoại giao Philippines sẽ liên lạc với đại sứ quán Canada kèm theo ghi chú để tổ chức gửi lại rác.
Đông Nam Á bỗng thành bãi rác thải công nghệ?
Lượng rác thải khổng lồ đã tìm đến các cảng ở Đông Nam Á. Indonesia đầu tháng này đã thông báo gửi trả hàng chục container rác thải nhập khẩu về Pháp và một số nước phát triển khác. Trước đó hồi tháng 5, Malaysia cũng cho quay đầu 450 tấn rác thải nhựa về nơi xuất phát điểm.
Chính phủ Malaysia quyết trả lại 450 tấn chất thải nhựa cho các quốc gia mà từ đó rác đã được vận chuyển trái phép đến nước này.
“Malaysia sẽ không còn là bãi rác cho các nước phát triển, và những người chịu trách nhiệm cho việc hủy hoại môi trường của chúng ta không chỉ là tội phạm, mà còn là kẻ phản bội. Phải chặn đứng họ và trừng phạt theo luật pháp”, - bà Yao Bi In, Bộ trưởng Bộ Môi trường phát biểu trong một cuộc họp với các nhà báo ở Port Klang, cảng biển lớn nhất của đất nước.
Báo giới đã tận mắt thấy 9 container vừa tới Malaysia không lâu trước đó và sẽ sớm được gửi lại: các hộp chứa đầy rác nhựa được đánh dấu bởi hải quan Úc, Anh, Canada, Ả Rập Saudi, Nhật Bản, Bangladesh và Hoa Kỳ. Hai container đến từ Trung Quốc.
Bộ trưởng Bộ Môi trường Malaysia nhấn mạnh rằng đây chỉ là bước thực thi đầu tiên của đất nước bà nhằm đấu tranh với thực trạng này. Malaysia bị ôm nhiễm nặng nề vì rác thải nhựa từ các quốc gia khác. Cụ thể, một công ty của Anh chịu trách nhiệm cung cấp hơn 50 nghìn tấn rác. Bà đã cho các tổ chức sở hữu các container 14 ngày để sắp xếp vận chuyển trở lại bằng chi phí do họ tự chịu.
#Malaysia will send as much as 3,000 tonnes of #plastic waste back to the #countries it came from, the #environment minister said on #Tuesday , the latest #Asian country to #reject rich countries’ #rubbish . pic.twitter.com/aRcOAj9kSF
— M N A (@mnaEN) 28 мая 2019 г.
Theo Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên thế giới, mỗi năm thế giới sản xuất khoảng 300 triệu tấn nhựa và phần lớn trong số này được vùi lấp trong đất hoặc trôi dạt dưới biển gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Nếu không ngăn chặn kịp thời khối lượng rác thải nhập khẩu đó sẽ là một quả bom nổ chậm về môi trường và sức khoẻ. Điều đáng lo ngại là hầu hết các nước Đông Nam Á đều trong giai đoạn đang phát triển kinh tế bùng nổ và các quy định về quản lý môi trường và các hoạt động liên quan đến lĩnh vực xử lý rác thải còn nhiều lỏng lẻo, tạo kẽ hở cho một số doanh nghiệp địa phương kiếm lời bằng cách nhập lậu rác, gây ra các hậu quả lớn cho môi trường.
Trong một biện pháp ngăn chặn tình trạng xuất khẩu rác thải tràn lan không chỉ ở qui mô khu vực, 187 quốc gia đã thông qua sửa đổi Công ước Basel, hiệp ước năm 1989 nhằm giảm việc di chuyển các chất thải nhựa nguy hại xuyên biên giới. Những thay đổi này sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2021, yêu cầu các quốc gia xuất khẩu rác thải nhựa phải xin phép các nước nhận rác.