Biển Đông

Nước Úc không tính đến hậu quả khi củng cố căn cứ quân sự của Mỹ để đề phòng Trung Quốc

Úc ủng hộ việc di chuyển nhanh chóng các đơn vị quân đội Hoa Kỳ sang Châu Đại Dương và Đông Nam Á trong trường hợp cần thiết. Ngoại trưởng Úc Maris Payne cho biết Hoa Kỳ có kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự bổ sung tại nước này.
Sputnik

Sáng kiến được thực hiện nhằm đề phòng Trung Quốc, Wang Guanglin, chuyên gia từ Viện Ngoại ngữ Thượng Hải, nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Trong một cuộc phỏng vấn với Sky News vào ngày 30 tháng 7, bà Maris Payne đã không cung cấp chi tiết về việc tăng cường sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại Úc. Trong khi đó, cách đây hơn một tháng, Hãng Phát thanh Truyền hình Úc ABC đã thông báo về đề xuất xây dựng một cảng nước sâu mới ở bờ biển phía bắc đất nước tại Glyde Point, có khả năng tiếp nhận các tàu đổ bộ quân sự cỡ lớn của Mỹ. 

Nếu chúng ta nói về cùng một dự án hải quân, thì rõ ràng Hoa Kỳ có dự định phát triển cơ sở hạ tầng quân sự cách Darwin 40 km, nơi họ đã có một căn cứ hải quân. Được sử dụng đón nhận các tàu chiến và triển khai khoảng 2500 lính thủy đánh bộ đồn trú luân phiên. Trong khi đó, cảng mới, theo truyền thông Úc, sẽ kín đáo hơn trước các con mắt tò mò và tại khu vực vắng vẻ hơn để bố trí các tàu chiến và binh sỹ quân đội Đồng minh. 

Chuyên gia Vladimir Yevseyev từ RISI trong cuộc phỏng vấn với Sputnik lưu ý nơi này thuận tiện cho Hoa Kỳ vì gần hơn đáng kể với các «điểm nóng» tiềm năng trong khu vực trên đất liền, so với từ Hoa Kỳ. Sự hiện diện của cơ sở hạ tầng bổ sung tại Úc cũng sẽ tăng cường an ninh cho các đơn vị quân đội Mỹ và giảm khả năng bị tổn thương trước đối thủ tiềm năng. Chuyên gia lưu ý tạo điều kiện cho lính thủy đánh bộ Hoa Kỳ có nghĩa là lực lượng có thể trải qua cả giai đoạn thích nghi khí hậu và huấn luyện bổ sung trước khi hoạt động ở Đông Nam Á: 

Nếu Úc chỉ "vẫy cờ" ở Biển Đông thì sẽ chẳng làm được gì Trung Quốc

«Việc xây dựng một căn cứ trên lãnh thổ Úc gần cảng Darwin sẽ cho phép quân đội Hoa Kỳ có thêm cơ hội di chuyển nhanh đến Đông Nam Á nếu cần thiết. Điều này sẽ không giúp ích nhiều để bảo vệ lãnh thổ Úc, do khả năng các quốc gia lân cận trong khu vực. Do vậy Úc thực sự có thể bị lôi kéo vào một cuộc đối đầu với Trung Quốc trong điều kiện không thuận lợi».

Cảng Darwin được cho công ty Trung Quốc Lanqiao thuê lại trong 99 năm. Tình trạng này làm Hoa Kỳ rất khó chịu. Có thể yếu tố này trở thành một trong những lý do thúc đẩy  triển khai cơ sở hạ tầng quân sự bổ sung tại khu vực đặc biệt này của bờ biển Úc rộng lớn.

Một chương mới trong việc củng cố liên minh quân sự giữa Úc và Hoa Kỳ để chống lại Trung Quốc, chuyên gia Wang Guanglin cho biết: 

Hoa Kỳ thúc đẩy Úc và Canada vào cuộc phiêu lưu đối đầu với Trung Quốc

«Trước tiên, việc tăng cường cơ sở hạ tầng quân sự của Hoa Kỳ tại Úc, sẽ giúp củng cố mối quan hệ truyền thống giữa hai nước. Úc duy trì và củng cố uy tín của mình bằng mối quan hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ. Đồng thời Mỹ trông cậy vào Úc để bảo đảm lợi ích toàn cầu của mình, đặc biệt là ở châu Á – Thái Bình Dương. Đồng thời, tôi tin rằng hành động của Hoa Kỳ và Úc là nhằm vào Trung Quốc. Với sự phát triển và gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, đặc biệt là sau khi Trung Quốc tuyên bố thành lập thành phố Sansha (Hoàng Sa)  ở biển Đông, xây dựng đường băng ở đó, Hoa Kỳ tin rằng tất cả những điều này thể hiện mối đe dọa đối với lợi ích truyền thống của họ trong khu vực. Vì vậy, trên thực tế, nội dung của liên minh Mỹ-Úc là kiềm chế Trung Quốc». 

ASEAN ra tuyên bố chung về tình hình Biển Đông

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo dự kiến ​​sẽ đưa ra vấn đề đảm bảo tự do hàng hải ở biển Đông vào thứ Năm, ngày 1 tháng 8, trong cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Các nhà ngoại giao cấp cao đang ở Bangkok tham gia một loạt các sự kiện đối thoại liên quan đến ASEAN và các đối tác của hiệp hội. Hoa Kỳ giải thích việc tăng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực này, đặc biệt là tần suất ngày càng tăng của các cuộc tuần tra quân sự gần các vùng lãnh thổ tranh chấp, cần phải để cân bằng với các hoạt động hải quân của Trung Quốc. Trung Quốc bác bỏ một phản ứng như vậy đối với việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của họ. Cuộc đối đầu chính trị - quân sự của các bên trong khu vực này không thuyên giảm, mặc dù gia tăng xu hướng ủng hộ việc giảm căng thẳng nói chung ở khu vực biển Đông.

Việc Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn phân bổ 211,5 triệu đô la cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự bổ sung ở Úc có thể sẽ kích hoạt một vòng đối đầu quân sự mới trong khu vực. Hơn nữa, Mỹ sử dụng Úc trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của mình. Đồng thời, ít người nghi ngờ việc này là  nhằm mục đích răn đe chính trị - quân sự đối với Trung Quốc.

Thảo luận