Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Nếu Úc chỉ "vẫy cờ" ở Biển Đông thì sẽ chẳng làm được gì Trung Quốc

CC BY-SA 3.0 / Nachoman-au / HMAS Anzac at Fleet Base WestФрегат австралийского флота типа "Анзак". Архивное фото
Фрегат австралийского флота типа Анзак. Архивное фото - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Để cân bằng quyền lực với Trung Quốc ở Biển Đông, Úc được trông chờ có nhiều hành động cụ thể hơn là chỉ “vẫy cờ” báo hiệu sự hiện diện, báo Pháp luật TP.HCM dẫn phân tích trên tờ The Strategist cho hay.

Trang The Strategist của Úc vừa đăng tải một bài phân tích của Sam Fairall-Lee nhấn mạnh vai trò của Úc ở Biển Đông và gợi mở những hành động cụ thể mà Canberra có thể làm để đối phó ý đồ cưỡng ép của Trung Quốc ở vùng biển địa chiến lược quan trọng bậc nhất thế giới này.

Biển Hoa Nam (Biển Đông) - Sputnik Việt Nam
Người Úc muốn gì ở Biển Đông?

Từ thực tiễn mối quan hệ với Trung Quốc của các nước ASEAN cho thấy, việc tự bản thân các nước trong khu vực phản đối Bắc Kinh quá mạnh có thể khiến họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những đòn trả đũa khi chắc chắn rằng ý đồ độc chiếm của nước láng giềng khổng lồ này khó có thể thay đổi trong một sớm một chiều.

Song song đó, niềm tin đặt vào Mỹ trong việc duy trì một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở cũng bị giảm sút khi Mỹ rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương.

© Ảnh : Tiên Minh - TTXVNĐại diện Hải quân Việt Nam tặng hoa cho Chuẩn tướng Richard Owen (phải) tại lễ đón hai tàu Hải quân Hoàng gia Australia.
Nếu Úc chỉ vẫy cờ ở Biển Đông thì sẽ chẳng làm được gì Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đại diện Hải quân Việt Nam tặng hoa cho Chuẩn tướng Richard Owen (phải) tại lễ đón hai tàu Hải quân Hoàng gia Australia.

Bên cạnh đó, cách tiếp cận kiểu giao dịch của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với các mối quan hệ quốc tế cũng làm giảm uy tín của Mỹ trong mắt các nước ASEAN. Những lời hứa mơ hồ của một siêu cường cách xa hàng ngàn km cũng trở nên ít có trọng lượng khi đặt trong những toan tính chính trị.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Đại tá Mỹ khuyên Úc thay đổi quan điểm về Biển Đông

Các phản ứng quân sự rõ ràng nhất của Mỹ đối với Trung Quốc là các chiến dịch tự do hàng hải (FONOPs) xung quanh một số cấu trúc nằm trong yêu sách quá đáng của Trung Quốc, cũng như một số chuyến thăm và diễn tập tại cảng với các đối tác trong khu vực. Tuy nhiên, những sáng kiến này chưa mang lại sự đảm bảo cần thiết để khuyến khích các quốc gia ASEAN thực sự cân bằng sức mạnh với Trung Quốc.

Theo Đô đốc hải quân Úc Michael Noonan, sự xuất hiện của một vài tàu chiến của Úc cũng không chắc đã mang lại nhiều niềm tin cho các quốc gia ASEAN khi đặt trong tương quan với hải quân Trung Quốc.

© Ảnh : Tiên Minh - TTXVNĐại diện Bộ Tư lệnh Hải quân và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa chụp ảnh lưu niệm cùng Chỉ huy đội tàu Hải quân Hoàng gia Australia.
Nếu Úc chỉ vẫy cờ ở Biển Đông thì sẽ chẳng làm được gì Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đại diện Bộ Tư lệnh Hải quân và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa chụp ảnh lưu niệm cùng Chỉ huy đội tàu Hải quân Hoàng gia Australia.

Nếu Mỹ và Úc muốn xây dựng uy tín thực sự với các quốc gia Đông Nam Á trong nỗ lực cân bằng sức mạnh tập thể với Trung Quốc tại Biển Đông thì Mỹ và Úc cần chứng minh khả năng nhiều hơn là lặp lại lời hứa mơ hồ. Hai siêu cường này cần thể hiện rõ ràng ý định và sẵn sàng chấp nhận rủi ro để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc.

Ảnh tàu hải quân Australia được chụp từ boong tàu HMAS Adelaide trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian đến Úc, gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne tại Sydney, ngày 19 tháng 12 năm 2016. - Sputnik Việt Nam
Hải quân Úc tăng hiện diện tại Biển Đông

Các cuộc tuần tra chung trên Biển Đông với các đối tác ASEAN sẽ là một cách thực thi cam kết trên. Nếu như trước đây các quốc gia ASEAN coi các cuộc tuần tra chung với Mỹ là điều không tưởng, thì điều này không đúng với Úc. Sự tham gia của Úc sẽ ít mang tính khiêu khích hơn so với Mỹ và có nhiều khả năng nhận được sự hỗ trợ từ các nước ASEAN.

Các cuộc tuần tra chung ở phía nam Biển Đông với Indonesia sẽ là điểm khởi đầu tốt để báo hiệu rõ ràng một thái độ cứng rắn đối với các hành động gây hấn của Trung Quốc.

Tuy nhiên, một động thái như vậy sẽ có nguy cơ làm xấu thêm mối quan hệ giữa Trung Quốc của Úc vốn đã bị đóng băng từ lâu. Nhưng so với những lợi ích trong việc cân bằng quyền lực với Trung Quốc ở Biển Đông, đây vẫn là một sự lựa chọn khả thi cho Úc.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала