Công bố nguyên nhân sự cố chạy thận tại Nghệ An

Liên quan đến vụ chạy thận xảy ra tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An, Sở Y tế tỉnh đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức họp báo, thông tin cụ thể nguyên nhân gây ra sự cố khiến 10 bệnh nhân có biểu hiện bất thường.
Sputnik

Diễn biến vụ chạy thận

Theo thông tin mà Sở Y Tế Nghệ An cung cấp, vụ tai biến xảy ra tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An khiến 6 bệnh nhân bị sốc và 135 bệnh nhân khác chạy thận theo chu kỳ phải chuyển viện.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thuỳ Linh, khoa Nội Thận, là một trong 2 bác sĩ trực trong ca trong ngày xảy ra sự cố cho biết:

Nguyên nhân mới gây tử vong cho 8 bệnh nhân Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình

Vào ngày 30/7 vừa qua, có 10 bệnh nhân bất ngờ có biểu hiệu bất thường trong quá trình chạy thận.  Trong đó 4 bệnh nhân chỉ bị ảnh hưởng nhẹ và đã tự hồi phục, còn 6 người khác có nhiều biểu biểu hiện lạ như sốt, chóng mặt, buồn nôn, khó thở khi đang tiến hành lọc máu.

Trong ngày, 3 bệnh nhân đã bình phục và được xuất viện. Còn 3 người còn lại, 1 người tiếp tục ở lại điều trị, đó là bà Đặng Thị Trường (SN 1957, trú tại xã Quỳnh Giang, huyện Quỳnh Lưu) hiện nay đã hồi phục.  2 bệnh nhân khác, là chị Nguyễn Thị Hường (SN 1986, trú tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn) và chị Hồ Thị Lộc (SN 1980, trú tại xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên) đã được chuyển lên BV Bạch Mai tại Hà Nội theo đề nghị của gia đình trong tình trạng sốc nặng, nhiễm trùng, suy đa tạng.

Hiện nay, cả 2 bệnh nhân đã qua vượt qua cơn sốc, nhưng do có bệnh nền là lopus và còn rối loạn đông máu, nên 1 trong 2 người vẫn đang trong tình trạng nghiêm trọng, cần hỗ trợ y tế kịp thời.

Nguyên nhân vụ chạy thận ở Nghệ An có tương đồng với sự cố ở Hòa Bình?

Nguyên nhân sự cố được báo cáo vào trưa ngày 5/08, được Sở Y Tế Nghệ An thông tin như sau:

Theo kết quả chính thức từ cuộc họp báo, sự cố chạy thận nhân tạo tại bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa tỉnh nghệ An là do nhiễm khuẩn nguồn nước. Cụ thể hơn, do hệ thống dẫn nước RO tại BV Hữu nghị Đa khoa Nghệ An được lắp đặt trước năm 2016, trước khi Nghị định 36/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế có hiệu lực. Trên hệ thống dẫn nước RO có những điểm nối và gấp góc, có điểm chết làm ứ đọng nước.

VKS nói về việc cựu giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình xuất cảnh

"Hiện đang nghi ngờ đường ống này đã có mảng bám và nghi ngờ có mảng bám thì phải thay đường ống. Việc tẩy rửa đường ống rất khó nên buộc phải thay hệ thống đường ống dẫn nước này", PGS. TS. Nguyễn Hữu Dũng- Trưởng Khoa Thận nhân tạo (BV Bạch Mai) phát biểu.

Ông PGS.TS. Nguyễn Văn Hương - Giám đốc bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An cho biết thêm rằng, hệ thống nước RO của bệnh viện được nghiệm thu và đưa vào vận hành năm 2014. Sau khi xảy ra sự cố, hiện phía Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An đã ký tờ trình xin Sở Y tế cho chủ trương thay lại đường ống dẫn nước RO để đề phòng xảy ra sự cố sau này trong tương lai.

Theo cơ quan chức năng, đây là sự cố đầu tiên xảy ra ở BV Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Nếu so sánh với sự cố chaỵ thận ở tỉnh Hòa Bình, 2 trường hợp hoàn toàn khác nhau, hơn nữa trong sự cố lần này không có nạn nhân tử vong, các bệnh nhân chỉ bị ảnh hưởng nhẹ đến tình trạng sức khỏe.

Từ kết quả này, chúng tôi nhận định sự cố chạy thận Nghệ An khác hoàn toàn với sự cố chạy thận làm 9 người chết ở Hòa Bình năm 2017", ông Ông Trần Tất Thắng, Phó Giám đốc bệnh viện khẳng định.

Theo đó, “nguyên nhân vụ tai biến ở Hòa Bình là do hóa chất, còn sự cố vừa qua ở Nghệ An là do vi khuẩn. Nước RO là nước tinh khiết chứ không phải nước vô khuẩn, vì vậy, nguồn nước này có thể bị nhiễm khuẩn từ hệ thống dduwwofng dẫn không đảm bảo”- BS Nguyễn Hữu Dũng- Trưởng khoa thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai, thành viên Hội đồng chuyên môn nhận xét.

Thảo luận