«Sáng chế liên quan đến phương pháp che giấu hoặc nguỵ trang và có thể sử dụng để giảm sự lộ diện của bộ máy vũ trụ trong phạm vi nhìn thấy của trường quang phổ», - phần mô tả sáng chế tiết lộ.
Vệ tinh được che phủ bằng màng bong bóng khí đặc biệt làm tán xạ ánh sáng. Theo cách này, khi quan sát từ Trái đất, tầm quan sát vật thể giảm mười lần trở lên do sự tán xạ ánh sáng phản chiếu từ các bong bóng.
Màn nguỵ trang che giấu các bộ máy vũ trụ bố trí trong quỹ đạo với độ cao hơn 10-20 nghìn km, nơi các phương tiện theo dõi bằng radar trở nên kém hiệu quả và do vậy cần dùng các đài quan sát thiên văn quang học chuyên biệt để có được hình ảnh chi tiết của bộ máy vũ trụ, và qua đó xác định mục tiêu và tình trạng kỹ thuật của nó. Ở Nga, cơ sở như vậy là Trung tâm Laser quang học-laser Altai mang tên Titov, cho phép theo dõi không gian gần Trái đất ở các bước sóng khác nhau - từ tia cực tím đến hồng ngoại trung bình. Phương tiện khả dụng giúp thu được hình ảnh các vật thể không gian ở độ cao từ 150 km đến 36.000 km - có thể thấy cả những mảnh vỡ không gian – «rác vũ trụ» - với kích thước chỉ nhỉnh hơn 20 cm ở độ cao này.
Theo quan điểm của ông Ivan Moiseev đứng đầu Viện Chính sách Vũ trụ, với sự hỗ trợ của hình ảnh trong radar và kính quang học, có thể xác định xem tình trạng cơ động của vệ tinh và nó đang di chuyển tới đâu. Như vậy, khi làm cho vệ tinh trở nên «vô hình», các thao tác của bộ máy vũ trụ trên quỹ đạo có thể ẩn tránh khỏi sự theo dõi giám sát.