Tại sao tuyên bố của Manila về lãnh hải có thể làm phức tạp quan hệ Trung-Philippines?

Tuyên bố của Manila về việc thắt chặt quy định hàng hải trong lãnh hải Philippines là một động thái chính trị trước thềm chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.
Sputnik

Phản ứng với các biện pháp vừa được công bố chưa được đánh giá đúng mức, nhưng rõ ràng là động thái này có thể làm phức tạp mối quan hệ Trung-Philippines. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, các chuyên gia đều nói lên ý kiến này khi bình luận về thông tin rằng, phía Philippines yêu cầu tất cả tàu nước ngoài đi qua lãnh hải nước này phải xin phép trước với cơ quan có thẩm quyền của Philippines.

“Để tránh hiểu nhầm trong tương lai, Tổng thống Duterte thông báo rằng bắt đầu từ ngày 20 tháng 8, tất cả tàu nước ngoài đi qua lãnh hải của chúng tôi phải thông báo và được cơ quan chức năng cho phép trước”, phát ngôn viên Phủ tổng thống Philippines Salvador Panelo cho hay, báo Manila Bulletin đưa tin.

Tại sao tuyên bố của Manila về lãnh hải có thể làm phức tạp quan hệ Trung-Philippines?

Salvador Panelo đã đưa ra tuyên bố này chỉ vài ngày trước khi Tổng thống Rodrigo Duterte đến thăm Trung Quốc. Theo báo chí nước ngoài, ​​chuyến thăm thứ năm của ông tới Trung Quốc sẽ thực hiện từ ngày 28 tháng 8 đến ngày 3 tháng 9.

Philippines chỉ trích Trung Quốc: Bạn bè không ai hành xử như thế
Thời điểm đưa ra tuyên bố này phản ánh ý muốn của Tổng thống Philippines nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ lợi ích quốc gia ở Biển Đông. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, bà Daria Panarina, chuyên gia về Philippines tại Viện Nghiên cứu Phương Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, lưu ý:            

“Theo tôi, tuyên bố này là một động thái chính trị, vì nó được đưa ra trước thềm chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Duterte. Tuyên bố này ngụ ý rằng chính Trung Quốc phải tuân theo các quy tắc hàng hải, mặc dù trong văn bản không nói cụ thể về Trung Quốc. Thông báo này nói về tất cả các quốc gia mà tàu của họ muốn đi qua lãnh hải Philippines. Bằng cách này Manila “dịu giọng” với Bắc Kinh và một lần nữa nhấn mạnh rằng, Philippines là bạn của tất cả các nước, kể cả Trung Quốc, tuy nhiên, họ sẽ bảo vệ lợi ích của mình trong mọi tình huống. Vấn đề Biển Đông chưa được giải quyết, và điều đó gây sự lo ngại của Philippines. Họ đang thực thi chiến thuật cân bằng vì chưa đạt được sự đồng thuận với Trung Quốc”.

Người phát ngôn của Tổng thống Philippines cảnh báo với tàu nước ngoài rằng để Manila “làm theo quy định một cách thân thiện hoặc chúng tôi buộc phải thực thi theo cách không thân thiện”. Ông giải thích thêm rằng, các tàu vi phạm quy tắc sẽ bị dừng lại, và sẽ được yêu cầu rời khỏi lãnh hải Philippines. Đồng thời, Manila không loại trừ việc sử dụng lực lượng vũ trang nếu tàu nước ngoài vượt qua biên giới. “Nếu điều đó phải làm thì chúng tôi sẽ làm”, ông Panelo nói.

Tại sao tuyên bố của Manila về lãnh hải có thể làm phức tạp quan hệ Trung-Philippines?

Các nhà quan sát lưu ý về vấn đề này rằng, một số quốc gia có thể bỏ qua cảnh báo của Philippines, vì mức độ giám sát quân sự ở Philippines là thấp và thậm chí không có khả năng chặn các tàu vi phạm. Nhưng, chuyên gia Daria Panarina không chia sẻ quan điểm này:

Người dân Philippines lo tổng thống 'bán mình' cho Trung Quốc

“Philippines có đủ khả năng theo dõi các tàu nước ngoài đi qua lãnh hải của họ. Vấn đề khác là liệu Manila có khả năng ngăn chặn tàu nước ngoài vi phạm quy tắc này. Philippines có đủ phương tiện để đảm bảo an ninh trong trường hợp xảy ra bất kỳ xung đột quân sự nào, nhưng, chưa chắc họ sẽ sẵn sàng thực hiện hành động quân sự trong tình huống như vậy khi có mối đe dọa từ bên ngoài. Theo tôi, họ sẽ không làm như vậy ngay cả khi có đủ phương tiện để ngăn chặn tàu nước ngoài. Điều đó không phục vụ lợi ích của họ, bởi vì luôn có nguy cơ xảy ra xung đột quân sự nghiêm trọng dẫn đến chiến tranh. Cả Philippines, Trung Quốc và các nước láng giềng đều không muốn thấy những điều như vậy. Vì thế, tuyên bố của phát ngôn viên tổng thống chỉ phục vụ mục đính kiềm chế các tàu nước ngoài. Chính sách kiềm chế là điều duy nhất có thể mang lại cho Philippines cơ hội điều chỉnh bằng cách nào đó cuộc xung đột ở Biển Đông”.

Tổng thống Rodrigo Duterte có dễ dàng làm bạn với Trung Quốc hay không?
Liệu tuyên bố này của Philippines sẽ giúp ổn định lại tình hình ở Biển Đông, hay ngược lại, sẽ gây căng thẳng trong quan hệ với các nước láng giềng, đặc biệt là với Trung Quốc? Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Chen Bingxian, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Philippines của Đại học Quảng Tây, Trung Quốc, nhận xét:

“Trước hết, cần phải xác định chiều rộng lãnh hải của Philippines. Nếu nói về vùng biển xung quanh không có tranh chấp, thì thủ tục tàu quân sự hoặc tàu trinh sát nước ngoài đi qua vùng này được xác định trong các quy định rõ ràng trong các công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển. Trong trường hợp này, các hành động của Philippines không thể vượt ra ngoài khuôn khổ các quy định của Liên Hợp Quốc. Vấn đề chính là lãnh hải tranh chấp. Trung Quốc và Philippines đang kiểm soát hiệu quả tình hình chung ở Biển Đông. Nhưng, các biện pháp vừa được công bố chắc chắn sẽ làm phức tạp mối quan hệ Trung-Philippines. Làm phức tạp đến mức nào? Điều đó phụ thuộc vào việc các biện pháp này sẽ được thực hiện như thế nào. Tác động sẽ không quá lớn nếu các biện pháp vừa được công bố chỉ là một tuyên bố chính trị, và sẽ không được thực hiện nghiêm ngặt. Nhưng, nếu Philippines tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp đó, thì chắc chắn sẽ tạo ra một nút thắt khó gỡ mới trong tranh chấp quanh Biển Đông và làm phức tạp tình hình. Cần phải tiếp tục theo dõi tình hình, nhưng, ngay hiện nay bước đi đó làm phức tạp mối quan hệ Trung-Philippines, đặc biệt là ở Biển Đông”.

Trong mọi trường hợp, thông báo của Philippines về các quy tắc mới yêu cầu tàu nước ngoài đi qua lãnh hải nước này phải xin phép trước đã làm tăng đáng kể tầm quan trọng của cuộc đàm phán Trung-Philippines sắp tới ở Bắc Kinh. Mối quan hệ song phương đang trên đà phát triển. Tổng thống Philippines luôn cam kết hợp tác thực dụng với Trung Quốc, bất chấp những cáo buộc từ phe đối lập rằng ông đã “bán đứng” đất nước cho Bắc Kinh. Về phần mình, Trung Quốc đang thể hiện sự linh hoạt trong quá trình giải quyết các vấn đề gây tranh cãi đồng thời bảo vệ lợi ích quốc gia trên biển một cách cứng rắn.

Thảo luận