"Nếu tôi hiểu đúng, câu hỏi này đã được Pháp đặt ra và nghĩa là khi nào thì Nga có thể trở lại G8. Vì vậy, vấn đề có thể được nêu ra, nhưng mọi người tiếp tục nghe thấy rằng tự Nga không yêu cầu trở lại. Do đó tôi nghĩ rằng trước hết cần để chính Nga đề nghị”, - ông này nói.
Theo lời ông, không nên đợi cuộc bỏ phiếu về nội dung này.
"G-7 hoạt động trên cơ sở đồng thuận, vì vậy câu hỏi đưa ra bỏ phiếu không có giá trị. Chúng tôi hy vọng rằng chuyện có hay không có phần tham gia của Nga sẽ do các nhà lãnh đạo thảo luận", - ông nói thêm.
Đề xuất của ông Macron
Trước đó có thông tin rằng Donald Trump đã đồng ý với đề xuất của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron để mời Nga tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2020 tại Hoa Kỳ. Dự kiến, Trump sẽ nêu vấn đề này tại cuộc họp G7 tiếp theo ở Biarritz.
Donald Trump đã tuyên bố rằng ông sẽ không phản đối việc Nga trở lại nhóm các quốc gia hàng đầu thế giới và nối lại công việc theo định dạng G8. Thủ tướng Đức Angela Merkel, bình luận về khả năng đưa Nga trở lại G-7, nói rằng điều này phải gắn với việc thực hiện các thỏa thuận Minsk. Thủ tướng Anh Boris Johnson ủng hộ quan điểm của Thủ tướng Đức Angela Merkel và phản đối việc Nga trở lại G-7.
Phản ứng của Matxcơva
Hôm thứ Hai, Tổng thống Vladimir Putin đã bình luận về khả năng Matxcơva tham gia hội nghị thượng đỉnh G-7.
“Liên quan tới định dạng làm việc tiềm năng của tám quốc gia, chúng tôi không bao giờ từ chối bất cứ điều gì. Lần đó tới lượt Nga là nước tổ chức hội nghị G8, nhưng các đối tác của chúng tôi đã không đến. Chẳng sao cả, chúng tôi chờ đợi các đối tác ghé thăm bất cứ lúc nào trong khuôn khổ G-7", - ông Putin nói trước khi bắt đầu cuộc hội đàm với ông Macron ở Pháp.
Lẽ ra theo kế hoạch Hội nghị thượng đỉnh G-8 năm 2014 cần được tiến hành tại Sochi, tuy nhiên đã không có cuộc họp như vậy sau sự kiện Crưm sáp nhập vào thành phần Nga.