Chuyên gia: Chủ nghĩa thực dụng của Duterte nổi trội hơn ảnh hưởng của phe dân túy

Trước chuyến thăm Trung Quốc, Tổng thống Philippines bị áp lực bởi phe đối lập và các lực lượng thân Mỹ, tuy nhiên, công tác chuẩn bị cho chuyến đi đang được tiến hành hiệu quả.
Sputnik

Ý kiến này được chuyên gia của Viện Biển Đông Trung Quốc, Chen Xianmiao đưa ra trong cuộc phỏng vấn với Sputnik. Trước khi thông báo chính thức về thời gian chuyến thăm Trung Quốc, Rodrigo Duterte nói bóng gió về khả năng hủy bỏ đàm phán nếu các đối tác Trung Quốc từ chối thảo luận về vấn đề Biển Đông với ông.

Philippines phát hiện ra vũ khí mới của Trung Quốc

Tổng thống nói rằng phía Trung Quốc dường như không định thảo luận về chủ đề được đề xuất - thực hiện quyết định của trọng tài quốc tế về Biển Đông. Trong trường hợp đó, « chúng ta hãy không nói gì cả», - Duterte nói tại một buổi lễ khởi công vận hành nhà máy điện mặt trời ở tỉnh đảo Romblon. Giới truyền thông châu Á trích dẫn lời phát biểu của ông.

Dĩ nhiên,tuyên bố của Tổng thống Philippines đã gây ra sự chú ý lớn, mặc dù không có phát biểu này thì công chúng cũng quan tâm đến chuyến thăm Trung Quốc của ông. Thực sự, tổng thống đã không trích dẫn bất kỳ nguồn tham chiếu nào đề cập đến những người dường như đã từ chối. Nhiều khả năng, họ chỉ đơn giản là không có. Thực tiễn ngoại giao cho phép thảo luận ở cấp đàm phán cao nhất về nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm cả những vấn đề nhạy cảm đối với bên này hoặc bên khác.

Nhiều khả năng, tình huống xung đột mà Rodrigo Duterte mô tả có thể do ông ta tự tạo ra. Trước chuyến thăm, điều quan trọng là tổng thống phải cho quần chúng trong nước thấy rằng ông không phải là người «bán quyền lợi của Philippines cho Trung Quốc», như lãnh đạo chính của phe đối lập- phó tổng thống Leni Robredo gần đây đã cáo buộc ông, trái lại, ông kiên quyết bảo vệ và bênh vực chủ quyền quốc gia, và không ai có quyền quấy rối can thiệp ông trong việc này.

Tại sao tuyên bố của Manila về lãnh hải có thể làm phức tạp quan hệ Trung-Philippines?

Duterte lên nắm quyền vào năm 2016. Trong thời gian này, ông đã thực hiện bốn chuyến thăm Trung Quốc, chuyến đi sắp tới là lần thứ năm. Ngoài ra, vào ngày 20-21 tháng 11 năm 2018, Chủ tịch Tập Cận Bình đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Philippines. Đó là sự kiện mang tính chất cột mốc quan trọng và có sức cộng hưởng. Các nhà lãnh đạo hàng đầu của các cường quốc không phải là khách thường xuyên ở Philippines. Ngoài ra, trong chuyến thăm, các bên đã nhất trí thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, tin tưởng, bình đẳng, cùng có lợi và cùng hưởng thành quả chung.

Tổng thống Philippines, tất nhiên, không dễ dàng duy trì cường độ liên lạc tích cực như vậy với Trung Quốc, nhưng cũng quyết định tăng mức độ liên lạc giữa các quốc gia khi các đối thủ chính trị trong nước của ông chú trọng đến tranh chấp với Trung Quốc quanh các đảo ở Biển Đông. Trong những điều kiện này, tổng thống chắc chắn sẽ hành động một cách “tinh chỉnh, lựa chọn”. Dựa trên những cân nhắc thực dụng, ông đang tích cực phát triển hợp tác với Trung Quốc, đồng thời, đang cố gắng «ru ngủ sự cảnh giác» của đối thủ bằng những tuyên bố chống Trung Quốc. Điều đó cũng xảy ra lần này, chuyên gia Chen Xianmiao tin tưởng:

Philippines chỉ trích Trung Quốc: Bạn bè không ai hành xử như thế

«Ngày chính xác chuyến thăm Trung Quốc của Duterte đến đã được công bố - từ ngày 28 tháng 8 đến ngày 1 tháng 9, do đó, tôi tin rằng khả năng hủy bỏ các cuộc đàm phán là rất nhỏ. Theo cách hành xử của Duterte — "cường điệu", nói điều gì đó mà sau này ông ta không thực hiện, nhưng điều đó không ngăn cản ông vẫn là một tổng thống thực dụng. Do đó, tôi tin rằng việc chuẩn bị cho chuyến thămTrung Quốc sẽ thành công. Về vấn đề Biển Đông, Dutert đang chịu áp lực. Dưới áp lực của các đối thủ chính trị trong nước, ông sẽ thảo luận về một số vấn đề nhạy cảm với Trung Quốc, bao gồm cả phán quyết của tòa trọng tài ở Biển Đông. Lý do ông tập trung rất nhiều vào vấn đề Biển Đông là áp lực đối với ông bởi các lực lượng đối lập, các lực lượng thân Mỹ, cũng như các nhà dân túy. Đó là lý do tại sao ông đưa ra tuyên bố tương ứng. Tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines về Biển Đông không thể giải quyết trong một thời gian ngắn, cần phải giải quyết vấn đề từng bước một, vì vậy cuộc họp của các nhà lãnh đạo có thể là một cách để tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau và kích thích trao đổi".

Thi hành quyết định của Tòa án Trọng tài Hague cho Biển Đông sẽ dẫn đến chiến tranh, Rodrigo Duterte đã nói trước đó. Đây không phải là một cường điệu, nhưng là một đánh giá tỉnh táo, có tính đến thực tế rằng tổng thống Philippines thực sự ưu tiên đàm phán ngoại giao. Nếu chủ đề này vẫn được thảo luận tại các cuộc đàm phán ở Bắc Kinh, thì nhiều khả năng trong bối cảnh đề xuất của Trung Quốc về thăm dò và khai thác chung các mỏ dầu khí ở khu vực tranh chấp. Như Duterte gần đây đã nói, các thỏa thuận về vấn đề này có thể trở thành "đường lối hòa bình khiến quyết định của hội đồng trọng tài được trở thành hiện thực".

Thảo luận