Con mắt nhìn thấy tất cả
Chính quyền Philippines nghi ngờ tin tặc Trung Quốc xâm nhập vào các trang web chính phủ, vì các cuộc đàm phán giữa Manila và Jakarta về một thỏa thuận biên giới trên biển giữa hai nước đã kết thúc vào tháng Tư. Và tại Bắc Kinh, người ta muốn biết hậu quả của thỏa thuận này đối với quan điểm của Trung Quốc ở Biển Đông.
Những năm trước, vào năm 2012 - 2016, các cuộc tấn công mạng từ Trung Quốc vào Philippines có liên quan đến công việc của Tòa Trọng tài The Hague, nơi đã xem xét vụ kiện Manila chống lại Bắc Kinh liên quan đến các hành động ở biển Đông. Rất dễ hiểu ý định của phía Trung Quốc: mặc dù họ từ chối tham gia vào công việc của Toà án, nhưng điều rất quan trọng là nắm được thông tin về các bước đi sắp tới của đối thủ.
Tác giả người Philippines nghi ngờ phía Trung Quốc đang sử dụng vũ khí không gian mạng, khi đang tiên hành công việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông, không phải không có lý do. ASEAN hành động trong quá trình này như một thực thể duy nhất. Nhưng rõ ràng quan điểm của mỗi nước trong số 10 quốc gia thành viên ASEAN có những sắc thái riêng. Bằng cácthông tin của hacker về việc này, Bắc Kinh có thể sử dụng nó trong quá trình đàm phán.
Thanh kiếm phá hủy
Sử dụng công nghệ máy tính để giám sát không phải là chức năng duy nhất của vũ khí không gian mạng. Mối đe dọa lớn hơn nhiều, liên quan đến sự phá hoại mà nó có thể mang lại. Thật vậy, nếu các cuộc tấn công mạng phá hủy mạng máy tính Bộ Quốc phòng hoặc Tổng tham mưu, việc chỉ huy và kiểm soát sẽ bị gián đoạn. Nếu tin tặc đột nhập vào mạng lưới cung cấp điện, đất nướcsẽ chìm vào bóng tối, các nhà máy sẽ dừng hoạt động, giao thông tê liệt. Bạn cũng có thể sử dụng công nghệ CNTT vào các mục đích nhỏ hơn - ví dụ: tắt radar tàu tuần tra biên giới trên biển Đông.
Rất nhiều tác hại đối với sự ổn định chính trị có thể được gây ra do việc sử dụng mạng xã hội. Hiện tượng Mùa xuân Ả Rập là bằng chứng rõ ràng về cách tạo bất ổn công cộng có thể được thổi phồng qua mạng lưới Internet.
Cơ bản là thiếu sự tin tưởng
Do đó việc chính phủ các quốc gia đặc biệt chú ý đến an ninh mạng và đội quân không gian của mình, là điều đứng đắn. Năm 2018, Việt Nam đã thông qua Đạo luật An ninh mạng và thành lập đơn vị không gian mạng mạnh mẽ 10 nghìn người nằm trong Bộ an ninh. Những lực lượng khác tương tự cũng xuất hiện tại các nước ASEAN khác. Xu hướng ngày nay - hợp tác quốc tế trong việc đảm bảo an ninh mạng. Hợp tác giữa Nga với các nước ASEAN đã mở ra theo hướng này.
Câu hỏi đặt ra, cơ sở cho sự phát triển nhanh chóng vũ khí mạng là gì? Ngoài tiến bộ khoa học, công nghệ, vốn luôn gắn liền với lĩnh vực quốc phòng, thực tế của chính trị thế giới là tồn tại mức độ tin cậy thấp giữa các quốc gia. Chuyên gia Mark Manantan phàn nàn Tổng thống Philippines Duterte tin tưởng quá nhiều vào ý định tốt của Bắc Kinh, nhưng niềm tin này đã bị lung lay do các cuộc tấn công mạng của Trung Quốc vào các trang web chính phủ Philippines. Hơn nữa, chính cấu trúc nhà nước Trung Quốc APT10 đã tham gia vào việc này.
Năm 2013, người đứng đầu phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị quốc tế Shangri-La ở Singapore đã gọi sự không tin tưởng giữa các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương là tác nhân chính của sự bất ổn ở biển Đông. Ông kêu gọi "tạo niềm tin chiến lược lẫn nhau vì hòa bình và thịnh vượng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương". Thật không may, các quốc gia trong khu vực đã đạt được rất ít tiến bộ trên con đường này trong thời gian qua.