Biển Đông

Chính sách của Duterte đối với Trung Quốc có thể làm gương cho các nước châu Á khác không?

Chuyến thăm của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tới Trung Quốc mới kết thúc. Người ta đã kỳ vọng quá nhiều, vì Tổng thống Philippines hứa sẽ yêu cầu Bắc Kinh tuân thủ phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài The Hague và thỏa thuận cùng khai thác dầu mỏ ngoài khơi ở Biển Đông, nhà phân tích của Sputnik Piotr Tsvetov viết trong bài viết của mình.
Sputnik

Chuyến thăm “trình diễn”

Ấn tượng đầu tiên là chuyến viếng thăm của Duterte đã thành công. Ông đã gặp Chủ tịch Tập Cận Bình, thủ tướng Lý Khắc Cường, giới doanh nhân Trung Quốc, và thậm chí cả ngôi sao điện ảnh Thành Long. Sáu tài liệu đã được ký kết liên quan đến hợp tác giáo dục đại học, khoa học, công nghệ, hai khoản vay ưu đãi và các vấn đề hải quan. Lãnh đạo hai nước ngày nay nhiều lần gọi mối quan hệ của họ là thân thiện.

Với  tỷ số 1: 1

Tuy nhiên, cuối cùng, kết quả mọi thứ không phải là màu hồng. Chủ tịch Tập Cận Bình đã bác bỏ tất cả các nỗ lực của Duterte, để buộc phía Trung Quốc công nhận các phán quyết của Tòa án Trọng tài The Hague như là “cuối cùng, bắt buộc và không được kháng cáo". Như đã biết, phán quyết của tòa án quốc tế  cho rằng những yêu sách của CHND Trung Hoa trên hầu hết biển Đông là bất hợp pháp. Đáp lại, Chủ tịch Tập Cận Bình nói rằng: chính phủ Trung Quốc không công nhận phán quyết của tòa án Hague và không nhân nhượng trong lập trường của họ về vấn đề này. 

Theo bạn, tranh chấp trên Biển Đông nên được giải quyết như thế nào?Đường lối ngoại giao hòa bìnhĐối thoại cấp caoCan thiệp 3 bênTòa án quốc tếKhông quan tâm chủ đề này

Như một phương án thay thế cho việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, hai bên đã đồng ý tích cực tham gia xây dựng "Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông”.

Chủ tịch Tập “làm ngọt viên thuốc đắng”, bằng cách hứa sẽ bồi thường cho 22 thủy thủ người Philippines trên con thuyền bị đánh chìm do tàu Trung Quốc vài tuần trước đây.

Duterte cũng đưa ra vấn đề khai thác chung dầu khí ngoài khơi ở khu vực trên biển Đông được Philippines gọi là Biển Tây Philippines. Hai bên cùng thiết lập một Công ty quản lý, chịu trách nhiệm nghiên cứu khả năng khai thác tài nguyên khoáng sản chung (Trung - Phi) tại các khu vực tranh chấp. Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ chờ đợi  đề xuất cụ thể từ công ty này.

Theo một số chuyên gia Nga trong lĩnh vực năng lượng, nếu Philippines và Trung Quốc ký kết thỏa thuận thăm dò dầu khí chung, điều này sẽ đẩy Trung Quốc đưa ra quyết định tương tự với các nước khác.

Có nên theo gương Duterte?

Tổng thống Duterte có một bước ngoặt mạnh mẽ trong đường lối của Philippines đối với Trung Quốc. Ý tưởng chính – không nên chống lại với Trung Quốc, cần phải hợp tác. Một ý tưởng đáng được ủng hộ – cái tồi tệ vẫn tốt hơn một cuộc cãi vã tốt đẹp. Trong một số cuộc họp với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Duterte đã đạt được  lời hứa từ Bắc Kinh về các khoản vay trị giá hàng tỷ đô la và viện trợ không hoàn lại. Nhưng các nhà chỉ trích Duterte nói rằng hầu hết các dự án của Trung Quốc chỉ là sự hứa hẹn. Và việc Trung Quốc mở rộng kinh doanh  tại Philippines luôn tạo ra một số vấn đề cho cư dân địa phương. 

Philippines có mắc bẫy “gác tranh chấp, cùng khai thác” của Trung Quốc?

Trung Quốc rõ ràng quan tâm đến việc giải quyết các vấn đề tranh cãi theo định dạng song phương, vì vậy đường lối của Duterte phù hợp với họ. Nhưng điều này sẽ không dẫn đến sự thống nhất trong các nước ASEAN?

Nhìn chung, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy mặc dù Duterte mong muốn đến gần Bắc Kinh và rời xa khỏi Washington, nhưng người dân Philippines có thái độ chung tiêu cực đối với Trung Quốc.

Thời gian sẽ cho thấy liệu Duterte có thể tạo ra các mối quan hệ hài hòa như vậy với Trung Quốc hay không, khi tranh chấp lãnh thổ lùi lại phía sau, và hợp tác kinh tế cùng có lợi được ưu tiên, bao gồm cả việc khai thác dầu khí ngoài khơi.

Thảo luận