Vụ AVG, không xem xét trách nhiệm hình sự ông Bùi Quang Vinh và Lê Mạnh Hà

Điều tra đại án AVG với việc ông Nguyễn Bắc Son nhận hối lộ tới 3 triệu USD “anh biết, tôi biết và trời biết” từ Phạm Nhật Vũ gặp vô vàn khó khăn.
Sputnik

Liên quan đến trọng án này, vì sao nguyên Bộ trưởng Bùi Quang Vinh và ông Lê Mạnh Hà (nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ) lại không bị xử lý hình sự?

Không đủ căn cứ xem xét trách nhiệm hình sự

Theo kết luận điều tra đại án Mobifone mua 95% cổ phần AVG của Cơ quan điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố 14 bị can về các tội danh hình sự khác nhau liên quan đến trách nhiệm của nhiều lãnh đạo, bộ, ngành, cơ quan ngang bộ.

Điển hình trong số này, có vai trò và trách nhiệm của ông Bùi Quang Vinh (cựu Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư), ông Lê Mạnh Hà (cựu Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ) và Trần Văn Hiếu (Thứ trưởng Bộ Tài chính).

Vụ AVG, ông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn nhận triệu đô như thế nào?
Theo đó, đầu tháng 10/2015, cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son ký quyết định lập tổ thẩm định dự án, giao Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn chỉ đạo thực hiện. Do Bộ TT&TT cùng tổ thẩm định không có điều kiện, chức năng để đánh giá, thẩm định mức giá mua nên lãnh đạo Bộ đã ký văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ kèm theo báo cáo đánh giá dự án đề nghị xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.

Ông Lê Mạnh Hà ngày 12/11/2015 đã ký văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tham gia ý kiến về dự án đầu tư dịch vụ truyền hình này. Hơn một tuần sau đó, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu lại ký văn bản số gửi lên Văn phòng Chính phủ có nội dung thống nhất với đề xuất của Bộ Thông tin và Truyền thông về chủ trương đầu tư dự án và đề nghị Bộ này tiếp tục rà soát các dự án đầu tư để đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh sản xuất.

Đến ngày 24/11/2015, ông Bùi Quang Vinh ký văn bản tham gia ý kiến về dự án đầu tư dịch vụ truyền hình, có nội dung cơ bản thống nhất với các kiến nghị mà Bộ Thông tin và Truyền thông nêu, đồng thời đề nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư.

Vụ AVG, không xem xét trách nhiệm hình sự ông Bùi Quang Vinh và Lê Mạnh Hà
Cựu Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã có giải trình bổ sung một số vấn đề liên quan đến dự án, để sau đó ông Lê Mạnh Hà có văn bản thông báo ý kiến của Thủ tướng chấp thuân chủ trương cho Mobifone mua 95% cổ phần của AVG và giao Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật. Ông Trần Văn Hiếu sau đó ít ngày cũng có văn bản đề nghị Bộ này phê duyệt dự án theo quy định của pháp luật.

Ngày 21/12/2015, ông Trương Minh Tuấn đã thực hiện chỉ đạo của ông Nguyễn Bắc Son ký phê duyệt đầu tư dự án dịch vụ truyền hình của Mobifone. Hơn một tuần sau đó, Mobifone đã thanh toán hơn 8400 tỷ đồng để mua 95% giá trị cổ phần của các cổ đông AVG.

Bộ Công an đề nghị áp dụng chính sách hình sự đặc biệt đối với Phạm Nhật Vũ
Tuy nhiên, Cơ quan điều tra xác định các văn bản do ông Bùi Quang Vinh, Lê Mạnh Hà vầ Trần Văn Hiếu ký chỉ là văn bản hành chính, góp ý hoặc mang tính hướng dẫn cho các kiến nghị của Bộ TT&TT. Do đó, các văn bản này không phải là căn cứ để bị can Nguyễn Bắc Son đưa vào quyết định phê duyệt đầu tư dự án. Từ đó, cơ quan điều tra nhận định không đủ căn cứ để xem xét trách nhiệm hình sự với các ông. Cả ba đều đã bị xử lý kỷ luật.

Theo đó, vào cuối năm 2018, ông Bùi Quang Vinh bị Ban Bí thư thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Theo Ban Bí thư, khi còn đương chức Bộ trưởng, ông Vinh đã thiếu trách nhiệm khi ký công văn đề nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư dự án.

Sau khi nhận thấy có bất thường trong dự án, ông Bùi Quang Vinh đã có văn bản đề nghị dừng nhưng lúc đó Bộ TT&TT đã quyết định phê duyệt và thực hiện. Về việc này, ông Bùi Quang Vinh đã nghiêm túc kiểm điểm, nhận rõ sai phạm, khuyết điểm và tự nhận hình thức kỷ luật.

Ông Bùi Quang Vinh, Lê Mạnh Hà đều đã bị kỷ luật

Ngoài ra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Lê Mạnh Hà, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và ông Trần Văn Hiếu, Ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tài chính.

MobiFone đã bố trí chi 8.890 tỷ đồng để tiến hành thương vụ mua lại cổ phần của AVG. Tuy nhiên, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra vi phạm của các cá nhân liên quan, gây nguy cơ hiện hữu thiệt hại nghiêm trọng vốn của Nhà nước tại MobiFone khoảng 7.000 tỷ đồng.

Khi vụ việc vỡ lở, nhóm cổ đông AVG và HĐTV, Ban tổng giám đốc MobiFone đã chấm dứt hợp đồng mua bán.

Vụ AVG, không xem xét trách nhiệm hình sự ông Bùi Quang Vinh và Lê Mạnh Hà
Ông Nguyễn Bắc Son có sai phạm khi chỉ đạo Thứ trưởng Bộ TT&TT lúc đó là ông Trương Minh Tuấn ký quyết định phê duyệt đầu tư khi chưa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định dự án, Thủ tướng chưa ra quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, gây thiệt hại gần 6.500 tỷ đồng.

Bốn ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà và Cao Duy Hải đã nhận hối lộ tổng số tiền lên đến 6,2 triệu đô la từ ông Phạm Nhật Vũ, cựu chủ tịch AVG, sau khi thương vụ hoàn tất.

Áp lực điều tra đại án AVG cực lớn

Làm việc với Ủy ban Tư pháp của Quốc Hội ngày 4/9, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương khẳng định, việc điều tra hành vi nhận hối lộ trong dự án Mobifone mua AVG gặp khó khăn ngay từ đầu.

Có 5.639 văn bản trái pháp luật, người ký chắc hẳn phải là củi tươi?
Việc nhận tiền, theo Thứ trưởng đánh giá, “chỉ có anh biết, tôi biết, trời biết” nên quá trình lấy lời khai hoàn toàn không đơn giản.

Thượng tướng Lê Quý Vương cho biết, điều tra án tham ô dễ hơn vì còn lưu sổ sách, chứng cứ lấy tiền chia nhau. Còn việc đưa và nhận hối lộ, giao dịch chỉ có hai người trong không gian riêng tư, rất khó xác định.

“Tại vụ án gây thiệt hại gần 6.500 tỷ đồng khi MobiFone mua 95% cổ phần của AVG, lực lượng điều tra viên và kiểm sát viên phải "cố gắng hết sức" để đưa các sai phạm ra ánh sáng. Bên cạnh đó, một số bị can cũng thành khẩn, hợp tác”, Thứ trưởng Lê Quý Vương cho biết.

Viện trưởng VKSND Tối Cao Lê Minh Trí cũng xác nhận, với đại án này, ngay từ đầu việc điều tra đã gặp vô vàn khó khăn:

“Chuyện mời mấy ông Bộ trưởng vào trại giam cũng là "cuộc đấu tranh". Nhiều người nói tôi đừng bắt nhưng không bắt thì không làm được, trong khi Đảng hỏi tại sao không làm”, ông Trí khẳng định.

Thảo luận