Vụ AVG, ông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn nhận triệu đô như thế nào?

© Ảnh : Hoàng Hà\ZingÔng Nguyễn Bắc Son
Ông Nguyễn Bắc Son - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chính em trai của ông Phạm Nhật Vượng, ông Phạm Nhật Vũ, đã khai đưa hối lộ hai cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn cùng hai lãnh đạo Mobifone là Cao Duy Hải, Lê Nam Trà hàng triệu đô cho thương vụ AVG trót lọt.

Ông Nguyễn Bắc Son đạo diễn mua AVG để nhận triệu USD như thế nào?

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra đại án Mobifone mua 95% cổ phần công ty Cổ phần nghe nhìn Toàn cầu AVG và đề nghị truy tố 14 bị can với các tội danh sau: “Vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng”, “Nhận hối lộ” “Đưa hối lộ”.

Đáng chú ý, hai cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn bị cơ quan chức năng kết luận đã chỉ đạo, ký phê duyệt đầu tư dự án với mức 8.900 ( chính xác là 8.889,8 tỷ) tỷ từ đó gây thiệt hại gần 6.500 tỷ đồng mà không hề được Thủ tướng đồng ý phê duyệt đầu tư.

Ông Nguyễn Bắc Son - Sputnik Việt Nam
Vụ AVG: Cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đã nhận hối lộ 3 triệu USD
Ngoài hai cựu lãnh đạo Bộ TT&TT và ông Phạm Nhật Vũ, 9 bị can còn lại gồm: Phạm Đình Trọng (cựu vụ trưởng Quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông), Phạm Thị Phương Anh (cựu phó Tổng giám đốc MobiFone), Phan Thị Hoa Mai (thành viên Hội đồng thành viên MobiFone), Hồ Tuấn (cựu phó Tổng giám đốc MobiFone), Nguyễn Đăng Nguyên (cựu phó Tổng giám đốc phụ trách MobiFone), Nguyễn Bảo Long (cựu phó Tổng giám đốc MobiFone), Nguyễn Mạnh Hùng (cựu phó Tổng giám đốc MobiFone), Võ Văn Mạnh (cựu giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX), Hoàng Duy Quang (nhân viên AMAX) bị đề nghị truy tố về tội Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công, gây hậu quả nghiêm trọng, kết luận điều tra cho biết.

Theo cơ quan công an, Cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son khai do quen biết với ông Phạm Nhật Vũ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn cầu AVG. Sau khi Mobifone có văn bản về đầu tư dịch vụ truyền hình, ông Son đã giới thiệu để Tập đoàn viễn thông này thực hiện thương vụ mua AVG.

Ông Nguyễn Bắc Son nắm rất rõ về dự án thuộc nhóm A này, với quy mô lớn trên 500 tỷ đồng và thuộc thẩm quyết quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.

Dưới sự chỉ đạo của Cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Phạm Đình Trọng đã chủ trì họp Hội đồng thành viên, Ban Tổng giám đốc của Mobifone cùng với đại diện của AVG để thống nhất giá mua gần 8.900 tỷ.

Chính ông Nguyễn Bắc Son sau khi nhận được văn bản chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ cũng xác định đây không phải quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư của Thủ tướng.

Ông Trương Minh Tuấn (trái) và ông Nguyễn Bắc Son - Sputnik Việt Nam
AVG là bài học đắt giá: Đã cảnh báo rủi ro, nhưng Bộ Thông tin - Truyền thông vẫn phớt lờ
“Chuyến tàu vét” của ông Nguyễn Bắc Son được đánh dấu bằng nỗ lực tăng cường chỉ đạo cấp dưới triển khai ngay dự án, đảm bảo hoàn thành ngay trong năm 2015 vì nếu để kéo dài sang năm 2016, ông này đã kết thúc nhiệm kỳ công tác vào tháng 4 năm đó. Ngoài ra, ông Son tin chắc rằng, “góp công lớn” nếu mua bán thành công, chắc chắn sẽ được cổ đông AVG cảm ơn bằng vật chất.

Cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đã thừa nhận gạch bỏ nội dung “giao Hội đồng thành viên Mobifone chịu trách nhiệm quyết định giá mua” tại tờ trình và gạch “Quyết định giá mua" tại Điều 2 dự thảo quyết định, đồng thời có bút phê giao ông Trương Minh Tuấn - khi đó là thứ trưởng - ký quyết định số 236 phê duyệt dự án để Mobifone mua cổ phần của AVG, kết luận điều tra của cơ quan công an cho biết.

Đáng chú ý, chính bản thân ông Nguyễn Bắc Son khai nhận sau khi hoàn thành sự án Mobifone thanh toán 95% giá trị hợp đồng cho AVG, Phạm Nhật Vũ đã đến nhà riêng của ông Son tại phố Lý Nam Đế, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội để đưa cho ông 3 triệu USD, khoảng 65 tỷ.

Ông Nguyễn Bắc Son muốn ghi dấu ấn với Mobifone và AVG?

Cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son thừa nhận với cơ quan công an về sai phạm khi chỉ đạo ông Trương Minh Tuấn ký quyết định phê duyệt dự án khi Thủ tướng chưa hề đưa ra quyết didnhj phê duyệt chủ trương đầu tư, chưa có ý kiến về 4 kênh tần số, giá mua và hiệu quả đầu tư dự án chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền xét duyệt, làm rõ.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son. - Sputnik Việt Nam
Ông Nguyễn Bắc Son có bút phê để ông Trương Minh Tuấn 'vượt quyền' Thủ tướng
Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với các cổ đông AVG được ông Son chỉ đạo ông Lê Nam Trà ký vào chiều ngày 15/12/2015.

“Động cơ dẫn đến các sai phạm là do cựu bộ trưởng mong muốn thực hiện dự án trước khi nghỉ hưu để tạo dấu ấn trong nhiệm kỳ công tác của mình, mặt khác muốn Mobifone và AVG phải nhớ đến tên Son”, kết luận điều tra của cơ quan công an cho biết.

Ông Trương Minh Tuấn dính líu như thế nào vụ AVG?

Về phần mình, cựu Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhận thức dự án có tổng mức đầu tư gần 8.900 tỷ chỉ có Thủ tướng mới đủ thầm quyết quyết định chủ trương đầu tư.

Tuy nhiên, phải đến ngày 14.12.2015, văn phòng chính phủ mới có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng, chấp thuận chủ trương cho Mobifone mua cổ phần AVG thì ông Tuấn mới tiến hành ký phê duyệt đầu tư dự án.

Việc ký kết này ông Tuấn thực hiện chỉ đạo của ông Son và gây hậu quả nghiêm trọng.

Như vậy, cơ quan điều tra Bộ Công an xác định, vai trò chính, “đạo diễn chính” trong thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần AVG do ông Nguyễn Bắc Son chỉ đạo trực tiếp.

Kết luận điều tra cũng làm rõ trong phiếu trình mà ông Phạm Đình Trọng ký nêu rõ:

“Bộ TT-TT không có chức năng và điều kiện để xác định lại giá mua, hiệu quả của dự án. Văn phòng Chính phủ đã xin ý kiến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư nhưng hai bộ cũng không có ý kiến về nội dung này.”

Tuy nhiên, ông Nguyễn Bắc Son vẫn cố ý quyết định, chỉ đạo Trương Minh Tuấn ký phê duyệt dự án với vốn đầu tư 8.900 tỷ.

Nguyên Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son - Sputnik Việt Nam
Việt Nam kỷ luật nặng nguyên Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son
Như vậy cơ quan điều tra xác định, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vì mục đích cá nhân, quyết liệt chỉ đạo nhân viên dưới quyền làm trái quy didnhj dẫn đến việc Mobifone phải tổ chức thực hiện, ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với AVG gây thiệt hại gần 6.500 tỷ.

Bộ Công an xác định, ông Son là người có chức vụ quyền hạn, chỉ chỉ đạo ra quyết nghị phê dyệt đầu tư dự án trái luật, nhân hối lộ 3 triệu USD từ em trai ông Phạm Nhật Vượng là Phạm Nhật Vũ.

Kết luận điều tra xác định, với vai trò trách nhiệm là thứ trưởng, ông Trương Minh Tuấn biết việc thực hiện dự án phải tuân theo quy định pháp luật nhưng bị động, bắt hiện với thực hiện chỉ đạo từ ông Nguyễn Bắc Son.

Về khoản tiền được nhận, ông Trương Minh Tuấn được ông Phạm Nhật Vũ hối lộ 200.000 USD.

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định hành vi này của hai cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn cấu thành tội “Vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng”. Trong đó, ông Son đóng vai trò chủ mưu, cầm đầu, ông Tuấn là đồng phạm

Hai ông này cũng bị truy tố thêm tội nhận hối lộ, riêng ông Phạm Nhật Vũ bị đề nghị truy tố về tội đưa hối lộ.

Thương vụ Mobifone mua AVG

Theo kết luận cơ quan điều tra, ông Phạm Nhật Vũ cho biết, AVG đã thống nhất với đối tác nước ngoai (công ty của Hồng Kông) về việc AVG sẽ bán ít nhất 49% cổ phần.

Môi giới trung gian của Vũ tên Tào Nhân Siêu tại Hồng Kông (chưa xác định được nhân thân và lai lịch, đã nhận đặt cọc 11 trăn trở trước khi ký hợp đồng bán cổ phiếu cho nước ngoài.

Ông Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Việt Nam không để lọt cán bộ “không trong sáng” vào Trung ương
Tuy nhiên, do lĩnh vực truyền hình ngày một nhạy cảm nên ông Vũ đã tiến hành ký văn bản số 571/AVG-CS ngày 15/10/2015 gửi ông Nguyễn Bắc Son- Bộ trưởng Bộ Truyền thông và Thông tin khi ấy đề nghị hướng dẫn thủ tục chào bán cổ phần AVG cho đối tác nước ngoài.

Đầu tháng 3-2015, ông Nguyễn Bảo Long - phó tổng giám đốc Mobifone - gọi điện cho Vũ về việc AVG bán cổ phần, sau đó cho người sang tìm hiểu đánh giá hiện trạng AVG. Đến ngày 20-3-2015, Mobifone và AVG đã ký biên bản về thỏa thuận bán cổ phần.

Sau 5 buổi đàm phán, đến ngày 2-10-2015, Phạm Nhật Vũ đại diện AVG cùng đại diện Mobifone dưới sự chủ trì của Bộ TT-TT, đã họp và thống nhất mức giá mua 95% cổ phần là gần 8.900 tỉ đồng, bao gồm cả phần góp vốn của AVG tại công ty cổ phần An Viên B.P.

Sau khi có sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền, AVG và Mobifone đã tiến hành đàm phán thỏa thuận hợp đồng chuyển nhượng. Đến ngày 35/12/2015 Phạm Nhật Vũ ký thỏa thuận bán cổ phần và từng cổ đông của AVG ký kết hợp đông chuyển nhượng cổ phần của mình cho Mobifone.

“Tính đến ngày 15-1-2016, Mobifone đã thanh toán 95% giá trị hợp đồng, tương đương 8.445 tỉ đồng, cho 8 cổ đông của AVG. Sau khi Thanh tra Chính phủ làm việc, ngày 12-3-2018 lãnh đạo Bộ TT-TT đã chủ trì cuộc họp với Mobifone và Phạm Nhật Vũ đại diện nhóm cổ đông AVG thống nhất huỷ văn bản thoả thuận chuyển nhượng cổ phần”, kết luận của cơ quan điều tra cho biết.

Con gái ông Nguyễn Bắc Son cương quyết phủ nhận được cha cho tiền

Theo kết luận của cơ quan điều tra, chính bản thân ông Son nhận thức được việc Phạm Nhật Vũ đưa tiền để cảm ơn vì đã chỉ đạo thực hiện mua thành công cổ phần của AVG.

Mobifone - Sputnik Việt Nam
Báo cáo Ban Bí thư xem xét xử lý cán bộ liên quan vụ Mobifone mua AVG
Ông Son khai, sau khi nhận tiền từ Vũ đã đưa cho con gái của mình là Nguyễn Thị Thu H. trong nhiều lần bay từ Sài Gòn ra Hà Nội thăm gia đình. Cụ thể là khoảng 10 lần mỗi lần từ 300.000 đô đến 400.000 USD. Tuy nhiên, không có tài liệu nào chứng minh lời khai này.

Phía cơ quan công an đã làm việc với con gái ông Son là bà Nguyễn Thị Thu H.. Người này thừa nhận có ra Hà Nội thăm bố mẹ vài lần. Vợ chồng cựu Bộ trưởng cũng vào TP.HCM thăm con gái nhưng chị không nhớ rõ thời gian cụ thể. Đồng thời, con gái của ông Nguyễn Bắc Son khai không nhận bất cứ khoản tiền nào từ cha mình. Kết quả đối chất với ông Son, chị H. vẫn giữ nguyên lời khai là không nhận tiền.

Về phần mình, với tổng cộng 200.000 USD (khoảng 4,3 tỷ) đã nhận tại phòng làm việc ở Bộ Thông tin và Truyền thông từ Phạm Nhật Vũ, ông Trương Minh Tuấn khai đã sử dụng cá nhân và xin nộp lại 2,12 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала