Trong một bài báo trình bày tại một đại hội của Hiệp hội Tim mạch châu Âu ở Paris, các nhà nghiên cứu đã phân tích những dữ liệu theo dõi trong một thời gian dài (kiểm tra tổng quát, đo huyết áp, IQ, kiểm tra tim và cơ) đối với 1,7 triệu thanh thiếu niên sinh ra ở Thụy Điển trong khoảng thời gian từ 1950 đến 1987 và được ghi vào danh sách tham gia nghĩa vụ quân sự.
Vai trò của chỉ số thể trọng cơ thể
Thống kê được thu thập từ năm 1969 đến năm 2016. Trong thời gian này, các nhà khoa học đã ghi nhận 22,4 nghìn cơn đau tim. Trung bình, nhồi máu cơ tim là chứng bệnh mà đàn ông bắt đầu bị ở tuổi 50.
Các nhà nghiên cứu đã chú ý đến chỉ số thể trọng cơ thể (BMI). Thông số này được xác định bằng tỷ lệ giữa trọng lượng cơ thể người (tính bằng kilogam) so với bình phương chiều dài cơ thể (tính bằng mét). Ví dụ, với chiều cao 192 cm và trọng lượng 94 kg thì chỉ số thể trọng có thể của một người sẽ là 25,4. Tiêu chuẩn của WHO là từ 18,5 đến 24,99 kg trên mỗi mét vuông.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy rằng sự gia tăng chỉ số BMI từ 27,5 đến 29,9 có liên quan đến sự gia tăng gấp 2,64 lần nguy cơ đau tim. Khi giá trị chỉ số thay đổi từ 30 thành 34,9, xác suất tăng gấp ba lần. Các tác giả của công trình tin rằng các chỉ số BMI là một dấu hiệu rõ ràng về rủi ro và khuyên bệnh nhân nên theo dõi sự thay đổi của chỉ số này trong suốt cuộc đời.