Người Mỹ muốn dùng thứ gì để bắn hạ tên lửa siêu thanh của Nga

Người Mỹ chuẩn bị phương tiện để tự vệ trước tên lửa Nga "Kinzhal" và "Avangard" - vào cuối tháng 8, các công ty Lockheed Martin, Boeing và Raytheon đã ký với Cơ quan Phòng thủ Tên lửa hợp đồng phát triển ý tưởng các thiết bị đánh chặn để đối phó với vũ khí siêu thanh.
Sputnik

Đồng thời, Văn phòng Thử nghiệm và Lập kế hoạch Phát triển Chiến lược Không quân đang kêu gọi các nhà sản xuất công nghiệp quân sự lớn nghiên cứu triển vọng của thị trường vũ khí năng lượng định hướng (ONE) chống lại tên lửa hành trình. Các đơn hàng như vậy đã được đăng tải trên trang web mua sắm của chính phủ liên bang. Những gì trong các chương trình này, theo tài liệu của Sputnik.

Ba dự án

Cơ quan Kỹ thuật Quốc phòng Tiên tiến DARPA của Hoa Kỳ, cùng với Cơ quan Phòng thủ Tên lửa, đã tuyên bố đấu thầu thiết kế các hệ thống có khả năng đánh chặn các mục tiêu khí động học và tên lửa siêu âm vào tháng 11 năm 2018. Các công ty ứng tuyển đã tổ chức các «buổi động não thuyết trình» và trình bày các đề xuất của họ cho Lầu năm góc. Kết quả Lockheed Martin đã nhận được một hợp đồng trị giá 4,442 triệu đô la để phát triển khái niệm Valkyrie Interceptor Terminal Hypersonic Defense (Phòng thủ đánh chặn siêu thanh Valkyrie) (Valkyrie – nữ thần trong thần thoại cổ). Như các phương tiện truyền thông Mỹ đã đưa tin, Valkyrie sẽ có thể đối phó lại lợi thế của Nga và Trung Quốc về vũ khí siêu âm. Dự án cần được thực hiện trước ngày 2 tháng 5 năm 2020.

Người Mỹ muốn dùng thứ gì để bắn hạ tên lửa siêu thanh của Nga
Công ty Raytheon Missile Systems đã giành được hợp đồng xây dựng hệ thống SM-3-HAWK (tổng cộng 4,445 triệu USD). Đánh giá theo tên gọi, có thể nói về sự phát triển của tên lửa phòng không có điều khiển dòng "tiêu chuẩn" RIM-161 SM-3, bố trí trên tàu chiến. Những tên lửa này được trang bị đầu đạn với hệ thống thông tin và điều khiển Aegis, sử dụng trên các bệ phóng phổ quát Mk-41, được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu khác nhau ở độ cao ngoài khí quyển, nhưng cũng có thể được triển khai trên mặt đất. Đến năm 2020, người Mỹ, bất chấp sự phản đối của Moskva, đã lên kế hoạch hoàn thành việc lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa trên biển và trên bộ ở phía bắc và nam châu Âu.

Và cuối cùng, tập đoàn Boeing đã ký hợp đồng trị giá 4,357 triệu đô la để phát triển Hypervelocity Interceptor Concept for Hypersonic Weapons (HYVINT) (Khái niệm đánh chặn vũ khí siêu âm). Boeing đã có kinh nghiệm làm việc với thiết bị siêu âm (hypersound). Vào ngày 26 tháng 5 năm 2010, các chuyên gia tập đoàn đã thử nghiệm thành công tên lửa hành trình siêu thanh X-51A Waverider, đạt tốc độ hơn 5Mach. X-51A đã được lên kế hoạch trang bị vào năm 2017, tuy nhiên, vì một số lý do, thời hạn đã bị trì hoãn. Theo dữ liệu mới nhất, tên lửa sẽ đi vào hoạt động không sớm hơn năm 2020.

Người Mỹ muốn dùng thứ gì để bắn hạ tên lửa siêu thanh của Nga
Không có thông tin chi tiết rõ hơn về các chương trình này trong các nguồn thông tin công khai. Có thể một số hệ thống sẽ được bó trí trên không gian vũ trụ. Vào tháng 1 năm nay, thứ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Michael Griffin cho biết:

"Đối với cấp độ không gian của hệ thống phòng thủ tên lửa, sẽ bắt đầu bằng các cảm biến. <...> Chúng ta phải đối mặt với các mối đe dọa siêu âm khu vực từ Nga và Trung Quốc. Điều này không liên quan đến tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Các mục tiêu này khó phát hiện hơn, vì vậy cần phải bố trí ở gần những địa điểm phóng. <...> Cũng như chúng tôi cũng cần những tiếp cận rộng rãi hơn".

Đánh lại Nga. Những vũ khí bội siêu thanh nào đang được phát triển ở Mỹ
Nói về khả năng triển khai các thiết đánh chặn trong không gian, Griffin cũng cho biết một nghiên cứu riêng biệt sẽ được dành cho vấn đề này, bao gồm cả hiệu quả và chi phí khi triển khai các hệ thống như vậy. Không đặt ra bất kỳ một thời hạn nào. Nhưng có khả năng Raytheon, Boeing và Lockheed Martin cũng sẽ xem xét các lựa chọn thiết trí trên không gian khi phát triển các khái niệm cho các thiết bị đánh chặn vũ khí siêu âm.

Laser và vi sóng

Đầu tháng 9, một tài liệu từ Văn phòng thử nghiệm và lập kế hoạch phát triển chiến lược (Air Force’s Strategic Development Planning and Experimentation office — SDPE) của Không quân Hoa Kỳ đã được công bố trên trang web mua sắm công liên bang. Lầu Năm Góc tuyên bố bắt đầu nghiên cứu thị trường về việc tạo ra vũ khí năng lượng trực tiếp (ONE) để bảo vệ các căn cứ không quân trước các tên lửa hành trình. Điều này có lẽ là do Hải quân Nga trang bị đại trà tên lửa hành trình Kalibr, cũng như sự phát triển của các vũ khí tấn công tương tự ở Trung Quốc. Lầu Năm Góc khuyến khích các công ty quốc phòng tham gia chương trình bằng cách cung cấp các khái niệm và giải pháp kỹ thuật Laser năng lượng cao và Hệ thống vi sóng công suất cao có thể đối phó với mối đe dọa này. Họ có kế hoạch bắt đầu thử nghiệm trong năm tài chính 2020.

Những hệ thống này được cho là được sử dụng để bảo vệ các căn cứ không quân tuyến đầu. Chúng sẽ được tích hợp vào hệ thống phòng không / phòng thủ tên lửa tích hợp để hoạt động cùng với các hệ thống phòng không "cổ điển". Người ta nhấn mạnh rằng một trong những mục tiêu chính của nghiên cứu là nghiên cứu tính hiệu quả của việc tương tác giữa vũ khí động học và năng lượng trong tác chiến.

Cần nhắc lại, vào ngày 1 tháng 12 năm 2018, tại Nga, các tổ hợp laser Peresvet đã nhận nhiệm vụ trực chiến. Thông tin về vũ khí này được giữ bí mật tuyệt đối, nhưng theo các chuyên gia, hệ thống này giải quyết các nhiệm vụ phòng không và phòng thủ tên lửa, cũng như chống lại máy bay không người lái. Lầu năm góc có lẽ đã quyết định cần phải nhanh chân để bắt kịp trong lĩnh vực này.

Vào tháng 11 năm ngoái, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Michael Griffin nói  quân đội Mỹ sẽ nhận được vũ khí laser công suất cao trong vòng vài năm tới, nhưng do điều này, Lầu Năm Góc sẽ phải tăng cường đầu tư vào việc phát triển lên gấp ba đến bốn lần. Ông cũng đề cập quân đội dự định sử dụng bức xạ vi sóng cực mạnh để tạo ra các thiết bị có khả năng vô hiệu hóa máy bay không người lái và vũ khí có độ chính xác cao của đối thủ tiềm năng.

Đồng thời, vào ngày 5 tháng 9, người ta biết rằng Lầu Năm Góc đã hoãn dự án phóng vũ khí chùm tia các hạt trung tính bố trí trên không gian, được thiết kế để chống lại tên lửa đối phương. Vào tháng 3, đại diện  Bộ Quốc phòng và Quân đội đã yêu cầu 34 triệu đô la trong ngân sách năm 2020 cho vũ khí chùm tia để thử nghiệm trong không gian vào năm 2023. Tuy nhiên, đảng Dân chủ trong thượng viện không thích điều này và Ủy ban Thẩm định đã loại trừ khoản mục chi phí này khỏi phiên bản dự luật.

Người Mỹ muốn dùng thứ gì để bắn hạ tên lửa siêu thanh của Nga
Thảo luận