Biển Đông

Trung Quốc nói Anh đừng làm chuyện ‘bẩn thỉu’, can thiệp vào Biển Đông

Trung Quốc cảnh báo Anh tốt nhất đừng can thiệp vào các vấn đề Biển Đông. Nếu Hải quân Hoàng gia Anh vẫn quyết đưa tàu sân bay đến vùng biển tranh chấp thì đây chính là hành động thù địch đối với Bắc Kinh.
Sputnik

Trung Quốc đe dọa Anh đừng can thiệp vào Biển Đông

Trung Quốc cảnh báo rằng việc Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh điều động tàu sân bay HMS Queen Elizabeth cùng tiêm kích F-35 đến Biển Đông có thể được xem là hành động thù địch nhằm vào Bắc Kinh.

Hải quân Hoàng gia Anh có kế hoạch triển khai tàu sân bay mới của nước này tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong lần đảm trách nhiệm vụ quốc tế đầu tiên dự kiến ​​vào năm 2021 tới đây.

EU sẽ "tăng cường hành động để chống Trung Quốc ở Biển Đông"

“Chính phủ Anh rất muốn khẳng định quyền tự do hàng hải qua các vùng biển quốc tế cùng với các đồng minh của Mỹ và Úc, thẳng thắn bảo vệ chính sách cởi mở nhằm kịp thời ngăn cản lối hành xử ngày càng hiếu chiến của Trung Quốc”, tờ Telegraph bình luận về kế hoạch triển khai tàu sân bay HMS Queen Elizabeth.

Theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng Anh, lực lượng Hải quân nước này sẽ triển khai con tàu mang sức mạnh uy lực với trọng tải 65.000 tấn cùng với máy bay tàng hình F-35 từ Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ.

Phát biểu tại London hồi tuần trước Thiếu tướng Su Guanghui, Tùy viên Quốc phòng Trung Quốc tại Vương quốc Anh, cho biết: “Nếu Nếu Hoa Kỳ và Anh đồng tâm hiệp lực cùng thách thức hoặc vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, đó sẽ là hành động thù địch!”.

Trung Quốc nói Anh đang làm chuyện “bẩn thỉu” thay Mỹ

Trung Quốc đã phản ứng cực kỳ giận dữ vào năm ngoái khi HMS Albion, một trong những tàu tấn công đổ bộ mạnh nhất của Hải quân Hoàng gia, đi vào Biển Đông, tiến gần quần đảo Hoàng Sa, nơi Trung Quốc, cùng với các quốc gia khác cùng tuyên bố chủ quyền.

Trung Quốc nói Anh đừng làm chuyện ‘bẩn thỉu’, can thiệp vào Biển Đông

Vào thời điểm đó, Bắc Kinh đã lên tiếng chỉ trích chính phủ Anh có hành động khiêu khích tại khu vực tranh chấp. Trong khi phía Quân đội Hoàng gia khẳng định họ chỉ di chuyển trên vùng biển quốc tế suốt thời gian thực hiện chuyến hải trình trên Biển Đông.

Trung Quốc muốn cố định tên lửa HQ-9 và YJ lên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam?

Cụ thể, ngày 31/8/2018, tàu tấn công đổ bộ có trọng tải 22.000 tấn HSM Albion mang theo một đội Thủy quân lục chiến của Hoàng gia Anh đã tiến vào gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Động thái này một lần nữa khẳng định chính sách tự do hàng hải của các nước phương Tây cũng như gửi thông điệp mạnh mẽ đến Trung Quốc với tham vọng bành trướng ngày càng rõ ràng.

Tuyên bố của phía Trung Quốc đòi vùng lãnh hải 12 hải lý xung quanh các hòn đảo cũng như các cấu trúc trên Biển Đông, đặc biệt là khu vực cách Trường Sa 200 dặm về phía nam lâu nay vẫn không được quốc tế công nhận.

Liu Xiaoming, Đại sứ Trung Quốc tại Vương quốc Anh khẳng định rằng Bắc Kinh không bao giờ đòi quyền bá chủ, tìm cách mở rộng hay bành trướng cũng như nâng tầm phạm vi ảnh hưởng.

“Biển Đông là cả vùng biển rộng lớn. Chúng tôi không phản đối việc các quốc gia di chuyển hay hoạt động tại đây nhưng miễn là đừng đi vào khu lãnh hải trong phạm vi 12 hải lý của Trung Quốc. Nếu mỗi quốc gia hiểu và tuân thủ điều đó, thì sẽ chẳng có vấn đề gì. Biển Đông đủ rộng để tất cả các nước cùng hoạt động hàng hải miễn phí”, Đại sứ Liu nhấn mạnh.

Hai nhà ngoại giao Mỹ- Trung cãi nhau vì Biển Đông và Việt Nam
Tuy nhiên, theo Telegraph, Trung Quốc trong những năm qua đã bị cáo xây dựng trái phép các đảo nhân tạo ở Biển Đông để mở rộng phạm vi quân sự và điều này vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế.

Đại sứ Liu nhấn mạnh rằng: “Trong bối cảnh tình hình quốc tế không hoàn hảo, người ta chẳng thể loại bỏ bất cứ vấn đề gì hay bắt đầu lại từ đầu cũng như chọn những gì người ta muốn”.

Ông mạnh mẽ lên án cuộc đối đầu hành động đưa HMS Albion tiến vào Biển Đông hồi năm ngoái, cho rằng điều này đã tạo ra nhiều vấn đề trong quan hệ Trung Quốc-Anh. Đồng thời vị Đại sứ còn cho rằng Vương quốc Anh đã hành động thay cho cường quốc khác- chính là Mỹ.

“Đây chẳng qua là hành động phô trương cơ bắp, ông Liu nói. Vương quốc Anh không nên làm công việc bẩn thỉu này cho người khác”, vị Đại sứ Trung Quốc nặng lời.

Anh khẳng định chính sách tự do hàng hải

Người phát ngôn của Chính phủ Anh đã lên tiếng về vấn đề này:

“Vương quốc Anh có lợi ích lâu dài trong khu vực và cam kết duy trì an ninh, tự do hàng hải tại khu vực này. Sự hiện diện của đại diện hải quân quốc tế ở Biển Đông là bình thường và Hải quân Hoàng gia cũng không phải ngoại lệ”.

“Chúng tôi vẫn cam kết khẳng định quyền tự do hàng hải trên biển và trên không theo quy định của luật pháp quốc tế”.

Biển Đông: Vì sao Việt Nam trở thành mục tiêu của Trung Quốc?
Với những động thái căng thẳng thời gian qua trên Biển Đông, Trung Quốc đang vấp phải làn sóng dữ dội từ các nước láng giềng cũng như cộng động quốc tế. Việc Vương Quốc Anh quyết định tham gia thách thức Bắc Kinh trên Biển Đông chính là động thái cứng rắn chống lại những đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông.

Trước đó ngày 29/8, Anh cùng với Pháp và Đức đồng loạt đưa ra Tuyên bố chung, lên án lối hành xử, hung hăng của Trung Quốc gây ra những căng thẳng vừa qua:

“Chúng tôi (3 nước Anh, Pháp, Đức) đặc biệt quan ngại về tình hình Biển Đông có thể dẫn đến bất ổn an ninh trong khu vực. Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia trong khu vực thực hiện các tiến trình hòa bình và biện pháp giảm thiểu căng thẳng, đóng góp duy trì và thúc đẩy an ninh, hòa bình, ổn định chung trong khu vực. Trong đó, có việc đảm bảo quyền, chủ quyền của các nước khu vực hải phận, thềm lục địa của mình, đảm bảo quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông”.

Thêm vào đó, ba nước châu Âu cũng hoan nghênh đàm phán giữa các nước thuộc khối ASEAN và Trung Quốc nhằm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), tuân thủ chuẩn mực, nguyên tắc hợp tác hiệu quả, phủ hợp với Công ước UNCLOS 1982 của LHQ về Biển Đông, khuyến khích các nước sớm thực hiện các bước đi cần thiết để hoàn tất Bộ quy tắc này.

Thảo luận