Bước đi thực tiễn của Nga và Trung Quốc phát triển quan hệ đối tác chiến lược trong thời đại mới

Sau tuyên bố của các nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc về việc đưa quan hệ hai nước vào một kỷ nguyên mới, cần phải vạch ra kế hoạch mở rộng quan hệ kinh tế, cơ sở hạ tầng, và tìm kiếm các lĩnh vực hợp tác trong khoa học và công nghệ.
Sputnik

Chuyên gia từ IMEMO (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga) Alexander Lomanov trong cuộc phỏng vấn với Sputnik đã đánh giá cao tầm quan trọng của cuộc họp thường kỳ lần thứ 24 giữa những người đứng đầu chính phủ Nga và Trung Quốc, được tổ chức vào ngày 17 tháng 9 tại St.Petersburg. Chủ đề chính trị của cuộc họp này đặc biệt có liên quan đến bối cảnh bất đồng gay gắt giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, chuyên gia nói.

Các cuộc đàm phán cho thấy mối quan hệ đối tác toàn diện và tương tác chiến lược Nga - Trung đã bước sang một kỷ nguyên mới. Đây là tuyên bố của thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, khi tổng kết cuộc gặp với thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.

Về phần mình, ông Lý Khắc Cường lưu ý  trong bối cảnh bất ổn về chính trị, kinh tế quốc tế, Trung Quốc và Nga đang tăng cường tương tác chiến lược, tin cậy lẫn nhau về chính trị, mở rộng hợp tác thực dụng và hỗ trợ trao đổi nhân đạo chặt chẽ. Điều này mang lại lợi ích không chỉ cho hai nước mà còn là tín hiệu tích cực để bảo vệ sự ổn định và thịnh vượng trong khu vực và toàn cầu.

Nga và Trung Quốc sẽ áp dụng lộ trình để đạt lưu thông hàng hóa 200 tỷ USD

Tại St. Petersburg, Nga và Trung Quốc đã thực hiện những bước thực tế đầu tiên phát triển quan hệ đối tác chiến lược trong kỷ nguyên mới, chuyên gia Alexander Lomanov chia sẻ:

“Trung Quốc đang làm việc một cách có hệ thống để phát triển hợp tác với Nga theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào Hoa Kỳ. Trung Quốc có cơ hội hợp tác lớn với Nga trong lĩnh vực đổi mới, công nghệ cao. Trong tương lai gần, những gì có thể được thực hiện ngay trong những năm tới, không phải những thập kỷ sau, trước hết là mở rộng việc cung cấp các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, thân thiện với môi trường. Trung Quốc đã giảm khối lượng mua hàng hóa từ  Hoa Kỳ và Nga có thể trở thành đối tác hấp dẫn, kể cả về yếu tố giá cả. Đó không chỉ là về đậu nành, mà là toàn bộ các sản phẩm nông nghiệp”.

Bước đi thực tiễn của Nga và Trung Quốc phát triển quan hệ đối tác chiến lược trong thời đại mới

Một trong những kết quả quan trọng của cuộc hội đàm giữa thủ tướng Nga và Trung Quốc là mục tiêu tăng khối lượng thương mại song phương lên 200 tỷ đô la vào giữa thập kỷ tới.

“Điều này cho thấy các nhà lãnh đạo hai nước nhìn thấy cơ hội thực sự để giải quyết vấn đề” , chuyên gia Alexander Lomanov cho biết.

Theo ông, đường hướng chính trị của cuộc họp đặc biệt đáng chú ý trên bối cảnh những bất đồng hiện nay giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Nền kinh tế Trung Quốc và Hoa Kỳ có mối liên hệ khá chặt chẽ. Hiện giờ giới lãnh đạo Mỹ đang cố gắng phá vỡ các mối quan hệ này. Trong cuộc họp tại St. Petersburg, một hướng đi  hoàn toàn trái ngược đã được quan sát thấy: các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Nga đang suy nghĩ về cách đưa nền kinh tế hai nước chúng ta xích lại gần nhau hơn, làm thế nào để tăng khối lượng thương mại và mở rộng hợp tác trong tất cả các lĩnh vực. Tốc độ của việc xích lại gần phụ thuộc vào sự sẵn lòng của cả hai bên trong việc đưa ra các quyết định đầu tư và tin tưởng lẫn nhau”.

Trong cuộc gặp gỡ  giữa hai thủ tướng, khoảng 20 văn bản về hợp tác đã được ký kết. Đặc biệt, đã thông qua một “bản lộ trình”  kích thích giao dịch thương mại hàng hóa và dịch vụ cho đến năm 2024. Các công ty lớn đã ký các tài liệu về các dự án quy mô lớn trong ngành hóa dầu, sản xuất vật liệu tổng hợp thế hệ mới và thành lập một doanh nghiệp dược phẩm chung. Hai thỏa thuận về  hợp tác trong lĩnh vực không gian vũ trụ: một là việc tạo ra một trung tâm dữ liệu chung khám phá mặt trăng và  không gian xa xôi, hai  là phối hợp giữa Nga và Trung Quốc khám phá vùng cực mặt trăng.

Cuộc khủng hoảng mới đang nóng lên ở Mỹ chứ không phải Trung Quốc

Viện sĩ của Viện hàn lâm vũ trụ Nga mang tên Tsiolkovsky, Igor Marinin, trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, đã gọi quyết định thành lập một Trung tâm thống nhất như vậy là việc hữu ích, sẽ cho phép xử lý thông tin tốt hơn từ các vệ tinh khoa học phục vụ các trạm mặt trăng và thám hiểm không gian xa.

“Phần lớn cực Nam của Mặt trăng là nơi rất hứa hẹn cho công việc nghiên cứu, vì có thể có trữ lượng nước khổng lồ dưới dạng băng. Những nỗ lực chung để nghiên cứu các lĩnh vực như hạ cánh, vận hành các trạm mặt trăng ở vùng cực, cũng như phát triển chương trình mât trăng của Trung Quốc và Nga, rất hữu ích và sẽ bổ sung lẫn nhau”.

Chuyên gia bày tỏ hy vọng rằng trong tương lai, hai dự án mặt trăng chung giữa Nga và Trung Quốc sẽ mở ra triển vọng hợp tác trong thám hiểm không gian có người lái. Theo ông Marinin, hiện đang trong quá trình xây dựng trạm quỹ đạo, Trung Quốc "đi theo con đường riêng của mình", đang thực hiện các bước tương tự như Liên Xô và Hoa Kỳ trước đây. Từ giữa những năm 90, Nga đã mở cửa trạm Mir để đón các phi hành đoàn nước ngoài. Sau đó trạm ISS được xây dựng, kết hợp cùng các đối tác nước ngoài. Hợp tác trong lĩnh vực này với Trung Quốc -  cường quốc vũ trụ thứ ba trên thế giới - sẽ rất hữu ích cho Nga, cũng như Trung Quốc.

Thảo luận