Hà Nội ‘xử’ hàng loạt lãnh đạo vụ xẻ thịt đất rừng Sóc Sơn

Hà Nội ra quyết định kỷ luật 39 lãnh đạo, cán bộ trong số hơn 80 người liên quan đến sai phạm xẻ thị đất rừng Sóc Sơn.
Sputnik

Cảnh cáo nguyên Chủ tịch, Phó Chủ tịch huyện Sóc Sơn vụ xẻ thịt đất rừng

Liên quan đến vi phạm của hàng trăm công trình xây dựng trên đất rừng phòng hộ ở huyện Sóc Sơn, ngày 23.9, Ủy Ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, UBND TP. Hà Nội và huyện Sóc Sơn đã quyết định kỷ luật hàng loạt cán bộ, lãnh đạo để xảy ra vi phạm trong quản lý, sử dụng rất rừng tại huyện Sóc Sơn.

Trước đó, Thanh tra Hà Nội đã công bố kết luận thanh tra đất rừng tại 2 xã Minh Trí, Minh Phú (huyện Sóc Sơn) từ 2008 đến nay.

“UBND huyện Sóc Sơn đã không chỉ đạo khắc phục vi phạm theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và UBND Hà Nội. Bên cạnh đó, UBND các xã thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý dẫn đến nhiều tồn tại, sai phạm kéo dài về mua bán, chuyển nhượng đất đai, về xây dựng”, Thanh Tra Hà Nội kết luận. Hồ sơ của vụ việc đang được chuyển sang Cơ quan điều tra của Công an Hà Nội để tiếp tục điều tra, làm rõ các vi phạm trong quy hoạch rừng từ năm 2008.

Vụ "xẻ thịt" đất rừng Sóc Sơn: Không có gì lọt qua mắt nhưng mà có những cái lọt qua tay

Cụ thể, Thanh tra Hà Nội chỉ rõ, UBND huyện Sóc Sơn vào thời điểm năm 2017, đã không xác định đúng, đủ và chính xác số lượng các công trình vi phạm.

“Huyện cũng không kiên quyết xử lý 659 công trình sai phạm xây trên đất rừng theo kết luận của Thanh tra Chính phủ và UBND Hà Nội khiến các công trình sai phạm tiếp tục tăng, với quy mô lớn hơn”, kết luận vào tháng 3.2019 nêu rõ.

Theo đó, đến năm 2017, huyện Sóc Sơn xác định có 555 công trình vi phạm, đến thời điểm thanh tra vẫn còn 485/555 công trình chưa được xử lý. Tuy nhiên, theo Thanh tra Hà Nội:

 “Chỉ riêng hai xã Minh Phú, Minh Trí và khu vực ven 7 hồ lớn trong quy hoạch rừng đã có 797 công trình vi phạm” dẫn kết luận của Thanh tra thành phố Hà Nội khẳng định. Kết luận cũng nêu rõ huyện Sóc Sơn không kiểm tra và xử lý với 336 trường hợp chuyển nhượng đất trong quy hoạch rừng. Đáng chú ý, hầu hết trường hợp chuyển nhượng, người bán đất không có giấy tờ sử dụng đất nhưng vẫn được UBND xã chứng thực, xác nhận vào hợp đồng chuyển nhượng, dẫn đến người nhận chuyển nhượng đất xây dựng nhiều công trình lớn trong quy hoạch rừng”, Thanh Tra dẫn lời cho biết.

Báo cáo mà UBND huyện Sóc Sơn đưa ra khẳng định đã xem xét kỷ luật về mặt chính quyền đối với 80 trường hợp. Trong đó, đáng chú ý, huyện không kỷ luật vì chưa đến mức kỷ luật 19 trường hợp, không kỷ luật vì hết thời hiệu (ốm, chữa bệnh) 22 trường hợp; khiển trách 29 trường hợp; cảnh cáo 6 trường hợp; cách chức 2 trường hợp; buộc thôi việc 2 cán bộ công chức, lao động hợp đồng.

Ban Thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn đã tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy 3 nhiệm kỳ (2005 - 2010, 2010 - 2015, 2015 - 2020) và cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý có trách nhiệm liên quan trong 3 nhiệm kỳ trên vì để xảy ra hàng loạt sai phạm về quản lý, sử dụng đất rừng, đặc biệt, còn có tình trạng vi phạm về trật tự xây dựng.

Ban Thường vụ Thành Ủy Hà Nội dựa trên cơ sở này đã ra thông báo về kết quả kiểm điểm xử lý trách nhiệm đối với Tổ chức Đảng, đảng viên có liên quan đến sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn giai đoạn 2008-2018.

Thanh tra Hà Nội nói gì về các sai phạm ở rừng Sóc Sơn?

Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn qua ba nhiệm kỳ từ năm 2006 đến nay đã nghiêm túc “rút kinh nghiệm sâu sắc”.

Ủy ban Kiểm tra Thành ủy cũng có quyết định xử lý kỷ luật đối với 3 cán bộ thuộc diện Thành ủy quản lý đó là: Phó chủ tịch UBND huyện Đỗ Minh Tuấn bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Nguyên Chủ tịch UBND huyện Vương Văn Bút và nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Tạ Văn Đạo cùng kỷ luật theo hình thức cảnh cáo.

Ngoài ra, Huyện ủy Sóc Sơn còn quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư Đảng ủy Đảng bộ Đội Thanh tra trật tự xây dựng đô thị huyện Sóc Sơn nhiệm kỳ 2015 - 2020 đối với ông Đào Văn Sửu và tiến hành điều chuyển về làm Phó Giám đốc Trung tâm quản lý Khu Du lịch - di tích đền Sóc Sơn.

Huyện Sóc Sơn phải cưỡng chế ngay các công trình sai phạm

Ngày 1 tháng 4, UNDN TP Hà Nội đã ra văn bản chri đạo xử lý, khắc phục sau thanh tra toàn diện công tác quản lý, sử dụng đất rừng trên địa bàn 10 xã và thị trấn Sóc Sơn suốt từ năm 2008-2018.

Theo đó, UBND TP Hà Nội giao Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và đặc biệt, phải có hình thức xử lý nghiêm đối với tập thể và cá nhân các thời kỳ 2006-2018 đã không nghiêm túc thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và UBND thành phố về xử lý khắc phục sau thanh tra; buông lỏng quản lý về đất đai, trật tự xây dựng, để xảy ra các vi phạm như kết luận thanh tra.

Ai 'xẻ thịt' đất rừng Sóc Sơn ra nông nỗi này?

Ngoài ra, lãnh đạo TP.Hà Nội yêu cầu UBND huyện Sóc Sơn phải tổ chức cưỡng chế ngay những công trình vi phạm đã được xác định và lập hồ sơ xử lý trong các năm 2017, 018 trên 10 xã và thị trấn Sóc Sơn nhằm trả lại hiện trạng ban đầu.

Riêng đối với các công trình vi phạm về đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích hay có hành vi chuyển đổi mục đích sử dụng đất không đúng quy định, vi phạm trật tự xây dựng giai đoạn 2006-2018 tại thị trấn Sóc Sơn và trên 10 xã mà UBND Hà Nội đã chỉ rõ, huyện Sóc Sơn phải lập kế hoạch và thiết lập hồ sơ, phương án xử lý, khắc phục.

Thảo luận