ASEAN muốn Mỹ giúp đối đầu với Trung Quốc

ASEAN muốn Mỹ làm đối trọng với Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ và hiện diện quân sự trên Biển Đông.
Sputnik

ASEAN cần sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Biển Đông?

Đề cập đến tương lai của cạnh tranh Trung-Mỹ ở châu Á, cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu cho biết có sự đồng thuận rộng rãi trong ASEAN rằng “sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực nên được duy trì”, vì “Không cần sử dụng sức mạnh quân đội mới khẳng định được lợi ích (của quân đội)”, và “sự hiện diện của Mỹ, do đó, cũng tạo nên sự khác biệt và củng cố nền hòa bình và ổn định trong khu vực”.

ASEAN muốn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cả Hoa Kỳ và Trung Quốc

Là một lãnh đạo có đầu óc thực tế và sáng suốt, ông Lý thấy công thức này rất phù hợp trong trường hợp tranh chấp ở Biển Đông. Kể từ khi Trung Quốc tuyên bố không để tòa án quốc tế phân xử các tranh chấp lãnh thổ trong tuyên bố chủ quyền Biển Đông, khi Trung Quốc bác bỏ một cách kiên quyết phán quyết của Tòa án Trọng tài tại The Hague những năm sau đó, lời tiên tri của ông Lý có vẻ như đã ứng nghiệm.

Đối với nhà lãnh đạo Singapore, giải pháp tốt nhất cho tính bá quyền, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc là sự hiện diện (liên tục) của quân đội Hoa Kỳ tại Châu Á-Thái Bình Dương để (Công ước của Liên Hiệp Quốc về) Luật Biển được tuân thủ. Nói tóm lại, ông Lý cho rằng luật pháp quốc tế sẽ có hiệu lực khi nó được đảm bảo bởi sức mạnh hải quân của Mỹ. Và chính xác trong bối cảnh này, các quốc gia Đông Nam Á đang mong Mỹ sẽ là đối trọng với tham vọng bá quyền của Trung Quốc, và ta có thể thấy sự liên quan của cuộc tập trận ASEAN-Mỹ. Cuộc tập trận hàng hải (AUMX) diễn ra vào đầu tháng 9. Cuộc tập trận kéo dài 5 ngày trên một vùng biển rộng lớn, trải dài từ vịnh Bangkok đến Mũi Cà Mau trên bán đảo Cà Mau ở Việt Nam.

Điều thú vị là, cuộc tập trận hàng hải chung đầu tiên giữa Hoa Kỳ và ASEAN đã diễn ra chỉ một năm sau cuộc tập trận tương tự giữa ASEAN và Trung Quốc. Như vậy, có thể thấy, mục tiêu của ASEAN là hợp tác linh hoạt để hạn chế sự hung hăng thái quá của cường quốc mới nổi chứ không hẳn là việc Mỹ tập hợp các nước nhỏ hơn để đối phó với Trung Quốc.

Tập trận Mỹ-ASEAN tránh khiêu khích trực tiếp Hải quân Trung Quốc

Theo NI, AUMX được tổ chức một cách ít ồn ào nhất có thể, chủ yếu nhằm tạo nên giá trị biểu tượng tối đa mà không gây ra bất kỳ khiêu khích nào. Cả hai bên đã thành lập một nhóm tác chiến chung, với sự tham gia của 1.260 nhân viên, 4 máy bay và 8 tàu ​​chiến từ 11 quốc gia.

Cả hai bên đều khẳng định rằng các cuộc tập trận không nhằm vào bất kỳ quốc gia cụ thể nào (ám chỉ đến Trung Quốc), mà thay vào đó tạo điều kiện cho quan hệ ngoại giao-quân sự cũng như tăng cường khả năng phối hợp đối phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.

Hoa Kỳ đẩy ASEAN tới việc lập khu vực thương mại tự do với Trung Quốc

Các cuộc tập trận được giám sát bởi Hải quân Hoàng gia Thái Lan (nước đang là Chủ tịch ASEAN hiện tại) và Lầu năm góc. Phó đô đốc Charoenpol Kumrasee, tham mưu trưởng Hạm đội Hoàng gia Thái Lan, và Chuẩn đô đốc Kenneth Whitesell, phó Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, đồng chỉ huy AUMX. Lãnh đạo Hải quân Thái Lan tuyên bố rằng các cuộc tập trận nhằm mục đích “huấn luyện hải quân khu vực trong việc cung cấp hỗ trợ nhân đạo và giảm nhẹ thiên tai”, trong khi người đồng cấp Mỹ cho rằng AUMX sẽ giúp “tìm hiểu cách chúng ta sẽ đồng hành cùng nhau trong việc đối phó với mối đe dọa an ninh chung”.

Các quốc gia ASEAN đã triển khai tàu khu trục RSS Tenacious (Singapore), KDB Ramon Alcaraz (Philippines), HTMS Krabi (Thái Lan), UMS Kyan Sittha (Myanmar) và tàu tuần tra xa bờ KDB Darulaman (Brunei), trong khi Indonesia và Malaysia gửi các quan sát viên. Về phần mình, Hải quân Hoa Kỳ đã triển khai tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Wayne E. Meyer, tàu tuần duyên USS Montgomery, ba máy bay trực thăng MH-60 và máy bay P-8 Poseidon đến cuộc tập trận. Chuyên gia Collin Koh đã chỉ ra rằng, cuộc tập trận có khả năng bao gồm các cuộc diễn tập trên tàu, sơ tán y tế, tìm kiếm cứu nạn, huấn luyện đáp trực thăng trên boong tàu”, các hoạt động cứu trợ nhân đạo và ứng phó thảm họa. Nói tóm lại, không có nội dung diễn tập nào khích động Trung Quốc hay bất kỳ đối thủ nào của Mỹ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Theo NI, cuộc tập trận được cho là nhắm vào Trung Quốc dù không trực tiếp không phải trên bình diện quân sự, mà là chiến lược. Cụ thể, sự hợp tác lần này giữa Mỹ và ASEAN chính là nhằm báo hiệu về các mối lo ngại chung liên quan đến căng thẳng hàng hải trong khu vực. Đồng thời ASEAN tiếp tục tin tưởng vào sự hỗ trợ của Mỹ. AUMX một lần nữa đánh dấu vai trò của Mỹ cũng như sự hiện kéo dài hàng thập kỷ của Hoa Kỳ tại khu vực, bao gồm các hoạt động hợp tác huấn luyện Đông Nam Á cũng như diễn tập chuẩn bị sẵn sàng tinh thần chiến đấu. Hàng loạt cuộc tập trận song phương và đa phương thường xuyên với các đồng minh khu vực như Thái Lan, Philippines và Singapore cũng như các đối tác chiến lược mới như Indonesia và Việt Nam đã được quân đội Mỹ tiến hành.

Mỹ muốn tập trung vào các đồng minh và đối tác mới ở ASEAN

Trong báo cáo Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương mới nhất của mình, Lầu năm góc khẳng định rõ rằng sẽ dành ưu tiên cho các mối quan hệ mới ở Đông Nam Á, tập trung vào những đối tác quan trọng, mà theo Hoa Kỳ “nằm ở trung tâm tầm ảnh hưởng đảm bảo hòa bình và củng cố sự thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương”. Mặc dù các quốc gia trụ cột của ASEAN như Malaysia, Indonesia, Việt Nam và Singapore không phải là đồng minh chính thức của Mỹ, nhưng Washington vẫn cho rằng những nước này đang thực thi chính sách phù hợp với tầm nhìn chung khu vực về một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở, tập trung vào nhiệm vụ duy trì hòa bình, ổn định và phát triển kinh tế thịnh vượng ở mọi vùng miền, mọi quốc gia”.

Philippines: thế cân bằng giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và ASEAN

Theo NI, những đợt tập trận cũng là câu trả lời, phản ứng đối với hoạt động ngoại giao hải quân chủ động của Trung Quốc trong những năm gần đây. Kể từ năm 2018, Trung Quốc đã tiến hành ba cuộc tập trận hải quân chung với cả ASEAN và các nước Đông Nam Á, bắt đầu bằng cuộc tập trận hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) mô phỏng các cuộc tập trận hàng hải với các quốc gia khu vực trong căn cứ hải quân Changi của Singapore vào tháng 8 năm 2018. Trung Quốc sau đó cũng tổ chức cuộc tập trận hàng hải Trung Quốc-ASEAN tại Trạm Giang, Quảng Đông. Đây cũng là lần đầu tiên, một đồng minh thân thiết của Mỹ là Philippines trải qua cuộc tập trận Hải quân chung với Trung Quốc. Háo hức muốn chứng tỏ sức mạnh quân sự ngày càng tăng của mình, Hải quân Trung Quốc đã triển khai hàng loạt trang thiết bị vũ khí tiên tiến, bao gồm tàu ​​khu trục đa tên lửa Quảng Châu và tàu hộ vệ lớp 054A Hoàng Sơn (Huangshan).

Chỉ vài tháng trước AUMX, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á đã tiến hành cuộc tập trận hàng hải chung 2019 tại Thanh Đảo, nơi Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, Phó đô đốc Shen Jinlong, tự hào tuyên bố cuộc tập trận là một phần trong tầm nhìn của Trung Quốc về việc xây dựng cộng đồng hàng hải chung tương lai được chia sẻ công bằng các quốc gia láng giềng nhỏ hơn. Tuy nhiên, chính sách ngoại giao hải quân chủ động của Trung Quốc lại song hành với những chiến dịch quân sự hóa ngày càng quyết liệt các thực thể tranh chấp trên Biển Đông, vốn đã gây lo ngại cho nhiều nước láng giềng cũng như Hoa Kỳ.

Các nghị sỹ Hoa Kỳ mong muốn thúc đẩy quan hệ với Việt Nam và ASEAN

Trên hết, ASEAN hiểu được chiến lược ngoại giao bành trướng và tầm nhìn khu vực đặt lợi ích lên hàng đầu của Trung Quốc. Điều này đã được thể hiện một cách sâu sắc khi các nước Đông Nam Á bày tỏ sự quan ngại trước lối hành xử của Bắc Kinh đặc biệt là trong những cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông, nhằm khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa của các quốc gia trong khu vực. Qua đó, giúp ASEAN có tiếng nói mạnh mẽ phản đối hoạt động tập trận quân sự chung với các nước ngoài khu vực trừ khi các bên liên quan được thông báo trước và có được sự đồng thuận. Điều này rõ ràng vi nguyên tắc ngoại giao của các quốc gia Đông Nam Á, cụ thể là cam kết bảo vệ quyền tự chủ chiến lược của các quốc gia thông qua việc thúc đẩy và giữ trật tự bao chung ở Đông Á. Do đó, AUMX là một bước quan trọng để thực hiện tầm nhìn Mỹ-ASEAN về một cộng đồng an ninh khu vực cởi mở và hòa bình, không bị Trung Quốc thống trị và đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan trong đó có Hoa Kỳ. Theo NI, đây là một minh chứng cho sự tinh tế của chính sách ngoại giao của ASEAN và khẳng định tầm ảnh hưởng lâu dài của người Mỹ trong khu vực này.

Thảo luận