Hoa Kỳ đẩy ASEAN tới việc lập khu vực thương mại tự do với Trung Quốc

© Ảnh : Thống Nhất -TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 34
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 34 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Các nước ASEAN đang hoảng hốt trước làn sóng “bảo hộ thương mại” và có ý định truyền đạt mối quan ngại của mình tới các nhà lãnh đạo thế giới tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka. Quan điểm này được lên tiếng tại Bangkok, nơi Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 34 vừa kết thúc vào ngày Chủ nhật, 23 tháng 6.

Khối ASEAN tin rằng việc sớm ký kết Thỏa thuận “đối tác kinh tế khu vực toàn diện” (RCEP) sẽ giúp kinh tế các nước thành viên được bù đắp giảm bớt tác động tiêu cực của cuộc xung đột thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc.

Các nhà lãnh đạo ASEAN trong tuyên bố cuối cùng của mình kêu gọi hoàn thành các cuộc đàm phán RCEP vào cuối năm nay. Bình luận về tài liệu này, phương Tây lưu ý tới việc Trung Quốc tích cực hỗ trợ thỏa thuận, trong khi đó tiến độ đàm phán trong những tháng gần đây đã bị đình trệ. Ấn Độ lo ngại hàng hóa giá rẻ Trung Quốc có thể áp đảo thị trường tiêu dùng. Úc và New Zealand có yêu cầu riêng cho một tài liệu tương lai. Họ lo ngại về việc thiếu sự bảo đảm quyền lao động của các dân tộc thiểu số, cũng như bảo vệ môi trường.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 34. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đề nghị ASEAN không bỏ qua những diễn biến phức tạp trên Biển Đông

Các nước ASEAN lo ngại về tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra, đó là lý do tại sao họ nhấn mạnh tầm quan trọng của hội nhập kinh tế, thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tuyên bố vào hôm Chủ nhật. Hiệp định RCEP là một trong những lĩnh vực hợp tác sẽ giúp các nước ASEAN trong tình trạng nền kinh tế toàn cầu rơi vào vòng xoáy, theo ông Lý. Mức độ đồng thuận trong 10 nước ASEAN là khá cao, thủ tướng Singapore nói, nhưng chúng tôi cũng cần có sự đồng ý từ các nước đối tác ở Đông Bắc Á, Ấn Độ, Úc và New Zealand. Ông nhấn mạnh rằng ASEAN muốn một giải pháp cho cuộc xung đột thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, điều này sẽ đảm bảo sự hợp tác kinh tế toàn cầu và hội nhập kinh tế khu vực.

Mikhail Belyaev, chuyên gia tại Viện nghiên cứu chiến lược Nga, trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik lưu ý mâu thuẫn tăng cao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang trở thành chất xúc tác cho một thỏa thuận sớm về RCEP:

ASEAN - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia nói về thành công chính của Hội nghị thượng đỉnh ASEAN

“Đương nhiên, hành động của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc đang thúc đẩy các nước khác củng cố, đoàn kết những nỗ lực chung, xây dựng điều chỉnh các văn bản đa phương và củng cố các hành động của họ. Ở châu Á, có một nhận thức ngày càng tăng cho rằng các hành động của Mỹ không chỉ giới hạn trong thương mại với Trung Quốc. ASEAN hiểu nếu Mỹ làm điều này với Trung Quốc, thì cũng có thể thực hiện điều tương tự với họ. Người Mỹ không dễ dàng cạnh tranh với Trung Quốc, và việc gây áp lực lên các nước ASEAN sẽ dễ dàng hơn, đặc biệt nếu họ đứng một mình chống lại sức ép từ Mỹ, mỗi nước sẽ bảo vệ lợi ích riêng của mình. Do đó ASEAN mong muốn đẩy nhanh việc ký kết thỏa thuận về quan hệ đối tác kinh tế khu vực toàn diện”.

Hội nghị thượng đỉnh Bangkok cho thấy ASEAN đang củng cố lực lượng trước những thách thức bên ngoài. Các nước ASEAN coi Thỏa thuận “đối tác kinh tế khu vực toàn diện”  là một trong những cơ chế giảm thiểu tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung lên nền kinh tế khu vực, chuyên gia Ge Hunlan từ Trung tâm ASEAN của Trường Đại học Quốc gia Quảng Tây nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik:

Prayuth Chan Ocha - Sputnik Việt Nam
Lãnh đạo ASEAN mở kho lưu trữ viện trợ nhân đạo

“Đã từ lâu bằng cách thúc đẩy RCEP, các nước ASEAN thúc đẩy hội nhập ở Đông Nam Á và thậm chí hội nhập khu vực rộng lớn hơn. Khái niệm hợp tác kinh tế khu vực đã được thủ tướng Malaysia Mahathir đưa ra từ những năm 90 của thế kỷ trước. Vì vậy sự tiến bộ nhất quán của thỏa thuận RCEP không chỉ đạt được do căng thẳng thương mại Trung-Mỹ hiện nay. ASEAN trong những năm gần đây đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường vai trò hiệp hội trong các vấn đề khu vực và quốc tế. Ngày nay, câu hỏi làm thế nào để ASEAN duy trì sự lãnh đạo trong các vấn đề khu vực trước sự cạnh tranh của các cường quốc vẫn là một vấn đề nóng hổi. ASEAN luôn bảo vệ hệ thống đa phương trong thương mại tự do và cam kết sự ổn định của chuỗi cung ứng toàn cầu. Một động lực mới từ ASEAN hỗ trợ cho việc ký kết sớm thỏa thuận RCEP thể hiện quyết tâm của tổ chức này trong việc bảo vệ hệ thống thương mại toàn cầu. Thỏa thuận RCEP sẽ giúp giải quyết các vấn đề mà xung đột thương mại Trung - Mỹ tạo ra cho các nước ASEAN và giảm thiểu tác động tiêu cực từ sự cạnh tranh của các cường quốc đối với họ”.

Các nhà lãnh đạo ASEAN đã cam kết sớm ký kết Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Đây là một kết quả quan trọng khác của hội nghị thượng đỉnh, trong đó nhấn mạnh cách tiếp cận chủ động và có trách nhiệm của Hiệp hội để giải quyết một vấn đề nhạy cảm. Theo dự kiến, vòng đàm phán đầu tiên trong tổng số 3 vòng được đề xuất sẽ được hoàn thành vào cuối năm nay.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала