Ngoài CIA, ông Bibi từng là cố vấn cho Phó Tổng thống Hoa Kỳ Richard Cheney về Nga, Eurasia và tin tình báo.
Theo ông, báo cáo của Công tố viên đặc biệt Robert Muller “về Nga”, mặc dù làm giảm bớt những nghi ngờ “sự thông đồng của Donald Trump với Moskva”, nhưng tại Mỹ, người ta vẫn tin rằng “Nga đang cố gắng phá hoại nền dân chủ Hoa Kỳ” và nói chung là gây hại cho Mỹ.
"Điều này rất nguy hiểm, đó là điểm quan trọng. Ý tưởng Hoa Kỳ đang đối mặt với sự rủi ro tồn tại, khiến việc xử lý khủng hoảng trở nên khó khăn hơn nhiều. Việc thiết lập các kênh liên lạc cần thiết để quản lý khủng hoảng và ngăn ngừa xung đột trở nên khó khăn hơn", - Bibi nói. - Điều này không cho phép các chuyên gia và chính trị gia Mỹ đưa ra các biện pháp cho phép quản lý các mối quan hệ của chúng ta, trong tình trạng đối đầu và loại bỏ rủi ro. Chúng ta đã không làm những điều cần thiết để ngăn chặn sự đối đầu này vượt ra ngoài sự kiểm soát”.
Bibi đã phát hành trong tháng này cuốn sách "Cái bẫy của Nga: cuộc chiến trong bóng tối với Nga có thể biến thành thảm họa hạt nhân như thế nào". Trong cuốn sách, ông chứng minh luận điểm các định kiến và hiểu lầm lẫn nhau có thể dẫn đến sự leo thang căng thẳng giữa các quốc gia, do đó, có thể dẫn đến một cuộc xung đột mở rộng không kiểm soát được.
“Chúng ta cần nói chuyện với nhau, phải có sự giao tiếp. Ngay cả trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, có nhiều liên lạc giữa Washington và Moskva hơn bây giờ. Hoa Kỳ thậm chí còn có luật không cho phép thực hiện một số loại giao tiếp - ví dụ như giữa hai quân đội. Có rất nhiều nghi ngờ liên quan đến việc liên lạc với các quan chức Nga, nhiều người lo lắng điều này có thể dẫn đến các cáo buộc về tội phản quốc, hoặc về hành động biện minh cho Nga, không cho phép chúng tôi thực hiện các liên lạc cần thiết để quản lý các mối quan hệ ", - Bibi nói. - Tôi cũng nghĩ rằng chúng ta cần thiết lập các quy tắc mới của trò chơi. Trong chiến tranh Lạnh, chúng ta có các quy tắc... không được hình thành để chúng ta trở thành bạn bè. Mục tiêu để đảm bảo các đối thủ cạnh tranh, sẽ không trở thành kẻ thù trong một cuộc chiến tranh thực sự. Hầu hết (các quy tắc này) đã biến mất và những gì còn lại đang gặp nguy hiểm. Ngay cả những quy tắc còn lại không được hình thành theo cách đáp ứng các điều kiện mới mà chúng ta đang phải đối mặt - các công nghệ vũ khí mới".
Ông giải thích công nghệ mới phát triển gần đây đòi hỏi một cách tiếp cận khác với hệ thống ổn định chiến lược hiện có. Ví dụ, tên lửa chiến thuật hiện giờ có thể có công dụng chiến lược và chúng quan trọng gần như vũ khí hạt nhân. “Chúng ta có các phương tiện mang siêu âm mới rất khó phát hiện và đánh chặn, giảm thời gian ra quyết định sau khi nhận cảnh báo. Trí thông minh nhân tạo làm tăng mối đe dọa, cũng như các hệ thống chống vệ tinh. Và trong thế giới mạng, chúng ta có các công nghệ chìa khóa, làm việc theo một logic khác với bầu không khí răn đe thời kỳ trước đây. Chúng ta cần tìm cách đạt được sự ổn định chiến lược trong tình hình mới", - Bibi nói.
“Chúng ta vẫn không hiểu làm thế nào để đạt được điều này, không thực sự nói về vấn đề này với nhau. Tôi nghĩ rằng tất cả các lĩnh vực này đòi hỏi phải xây dựng các quy tắc mới của trò chơi, nên được thực hiện song phương giữa Washington và Moskva, một số thứ cần đạt được trên cơ sở đa phương với sự tham gia của một số lượng lớn nhà đàm phán của các bên liên quan", - ông tin tưởng. - Chúng ta cần những cách tiếp cận mới, bởi vì các hiệp ước kiểm soát vũ khí kiểu cũ chủ yếu liên quan đến các chỉ số và giới hạn. Có vẻ như điều này không hoạt động trong bầu không khí mới. Chúng ta cần sáng tạo hơn. Nhưng trước hết, cần bắt đầu nói chuyện với nhau, và điều này hiện không xảy ra".
Đồng thời, theo ông, việc khôi phục dần dần cuộc đối thoại theo nguyên tắc "từ dưới lên trên" không có tác dụng trong quá khứ, và đến một lúc nào đó, giao tiếp ở cấp lãnh đạo các nước vẫn là cần thiết. Ông Bibi thừa nhận logic chính trị của thời điểm này, đòi hỏi giới lãnh đạo Mỹ hạn chế đàm phán với Nga, mâu thuẫn với cuộc đối thoại cần thiết để giảm nguy cơ xung đột. Trong cuốn sách của mình, Bibi mô tả một tình huống tương tự, theo ý kiến của ông, trước khi diễn ra Thế chiến thứ nhất. Sau đó, theo ông, thảm họa đã gây ra, đặc biệt là do sự đánh giá thấp lẫn nhau từ các đối thủ tiềm tàng, tham vọng địa chính trị không tương thích, cũng như các công nghệ mới khuyến khích đòn đánh đầu tiên và tạo ra ảo tưởng về sự vượt trội so với kẻ thù.
“Hiện tại có rất nhiều yếu tố kích hoạt trên khắp thế giới có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tương tự. Và chúng ta không có kênh liên lạc, luật chơi, đường ranh giới hạn chế cần thiết để giải quyết vấn đề này. Chúng ta phải nhận ra sự nguy hiểm của tình huống này. Nếu làm như vậy, tôi nghĩ có thể đối phó với điều đó, nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng đang có một mối nguy hiểm ", - Bibi kết luận.