Tại sao các nhà đầu tư bày tỏ sự quan tâm sâu rộng đến Việt Nam?

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc khiến các nhà đầu tư tìm kiếm những thị trường thay thế. Việt Nam là một trong những quốc gia thu hút sự quân tâm sâu rộng trước hết bởi vì nền kinh tế của nước này đang tăng trưởng nhanh chóng và doanh nghiệp có lợi nhuận cao.
Sputnik

Việt Nam được hưởng lợi từ tình huống này: các công ty chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam để tránh thuế cao từ Mỹ. Điều này được ghi nhận bởi ông Vladimir Potapov, Tổng giám đốc điều hành của ngân hàng VTB Capital Investments, Phó Chủ tịch cao cấp của ngân hàng VTB.

“Vị trí địa lý, tài nguyên khoáng sản phong phú và nguồn lao động cung cấp cho Việt Nam khả năng phát triển kinh tế hiệu quả. Do đó, chúng ta đang thấy tiềm năng to lớn của nước này để nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp và tăng trưởng nhanh chóng thị trường chứng khoán", - chủ tịch ngân hàng Nga nhấn mạnh.

Chính quyền Việt Nam đã bước lên con đường cải cách, kết quả là tăng trưởng kinh tế tăng tốc lên 6% -7% mỗi năm, lạm phát xuống mức 2-3%, và vay nước ngoài vẫn ở mức vừa phải. Yếu tố nhân khẩu học cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng kinh tế: trong tổng số dân 94 triệu người của Việt Nam, những người trẻ dưới 25 tuổi chiếm 41% dân số. Đất nước này có tài nguyên khoáng sản phong phú, và toàn bộ nền văn hóa khuyến khích tinh thần khởi nghiệp.

Việt Nam có hai đại diện lọt top 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á năm 2019

Theo ông, ngày nay, Việt Nam là một trong những “thị trường cận biên” (frontier market) quan trọng. Đây là tên gọi của các thị trường chưa đạt được trạng thái “thị trường mới nổi” (emerging market) theo các tiêu chí hình thành các chỉ số, nhưng, trong tương lai gần, họ có thể đáp ứng các tiêu chuẩn này. Vốn hóa và doanh thu thị trường chứng khoán Việt Nam thấp hơn khoảng 10 lần so với Nga, nhưng việc chuyển sang một vị thế cao hơn có thể khiến thị trường này đi vào cơ sở dữ liệu rất lớn của các nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội tăng trưởng trong thực trạng kinh tế trì trệ và lãi suất thấp trên toàn cầu. Việt Nam có thể mất thêm 1-2 năm nữa để được nâng hạng Thị trường mới nổi.

"Trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện có 22 công ty cổ phần đạt mức vốn hóa thị trường đáp ứng ngưỡng vốn hóa theo chỉ tiêu MSCI là 1,59 tỷ USD. Trong số đó có Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB), công ty sản xuất sữa Vinamilk, tập đoàn Vingroup, công ty sản xuất hàng tiêu dùng Masan Group. Trong năm 2017- đầu năm 2018, thị trường chứng khoán đã tăng trưởng mạnh, nhưng sao đó đã hạ nhiệt. Cổ tức không phải là lý do để đầu tư vào Việt Nam, cần phải đến Việt Nam vì mục đích tăng trưởng", - chủ tịch ngân hàng Nga nhận xét.

Thảo luận