Việt Nam có hai đại diện lọt top 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á năm 2019

© Ảnh : BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬBà Nguyễn Thị Phương Thảo
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Forbes công bố danh sách những nữ doanh nhân quyền lực nhất ở khu vực châu Á. Năm 2019, danh sách này chỉ giới hạn 25 nhân vật, trong đó có sự góp mặt của 2 người phụ nữ Việt Nam.

Những nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á (Asia's Power Businesswomen)

Năm 2012, Forbes lần đầu tiên đưa ra danh sách gồm 50 nhà lãnh đạo doanh nghiệp xuất sắc đang thay đổi hiện trạng công nghiệp và khu vực. Kể từ đó, danh sách trên có một số lần thay đổi tên gọi và tiêu chí: năm 2013, Forbes thay đổi tên thành Women In the Mix và năm ngoái là Emergent 25.

Danh sách năm nay có tên Power Businesswomen 2019 với mục tiêu làm nổi bật những nữ doanh nhân thành đạt trong kinh doanh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. 

Các đại diện Việt Nam năm nay là bà Nguyễn Thị Phương Thảo – Tổng giám đốc (CEO) hãng hàng không Vietjet và bà Trần Thị Lệ - Tổng giám đốc (CEO) NutiFood.

Những doanh nhân, nhà đầu tư và giám đốc điều hành cấp cao được lựa chọn vì thành tích đáng chú ý, cho thấy sự đa dạng trong bối cảnh kinh doanh của châu Á.

Nguyễn Thị Phương Thảo: Nữ tỷ phú sáng lập Vietjet Air

Theo giới thiệu của Forbes, “trong khi phụ nữ từ lâu đã tham gia vào ngành hàng không với tư cách là phi công, thậm chí là CEO của các hãng hàng không, bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã làm nên lịch sử trong ngành kinh doanh thường dẫn dắt bởi nam giới này. Bà Thảo là người phụ nữ duy nhất thành lập và điều hành một hãng hàng không riêng”.

Bà là người phụ nữ duy nhất vừa khởi nghiệp và điều hành hãng hàng không thương mại lớn ở Việt Nam Vietjet Air.

Được thành lập từ năm 2007, có chuyến bay đầu tiên năm 2011, hiện tại hãng hàng không Vietjet đã vượt Vietnam Airlines về số lượng hành khách vận chuyển. Bà Thảo trở thành nữ doanh nhân quyền lực trong ngành hàng không, một biểu tượng cho việc bất chấp định kiến và phá vỡ các rào cản. 

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo - Sputnik Việt Nam
Vì sao bà Lê Hoàng Diệp Thảo không được Forbes công nhận tầm ảnh hưởng?

Từ một số tuyến bay nội địa thời điểm mới ra mắt, Vietjet dần mở rộng đội tàu bay đến con số 80 và phục vụ 120 điểm đến nội địa và quốc tế.

"Chiến lược của chúng tôi là mở rộng đến bất kỳ khu vực nào trong bán kính 2.500 km, do đó chúng tôi có thể tiếp cận các thị trường chiếm một nửa dân số thế giới", bà Nguyễn Thị Phương Thảo chia sẻ với Forbes. 

Với chiến lược tiếp cận khách hàng bằng cách bán vé giá rẻ, Vietjet đã có được những thành công nhất định. Năm 2017, Vietjet lên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM với vốn hoá thị trường 1,4 tỷ USD. Năm tiếp theo, Vietjet đã vận chuyển 23 triệu hành khách, chiếm 46% thị phần ở Việt Nam. 

Thành công với Vietjet đã giúp bà thành nữ tỷ phú đôla đầu tiên của Việt Nam với khối tài sản lên tới 2,5 tỷ USD và là nữ tỷ phú tự thân giàu có nhất Đông Nam Á.

Thời điểm hiện tại, Vietjet của bà đang lên kế hoạch đặt mua tàu bay mới để tận dụng đà tăng trưởng của thị trường hàng không trong khu vực, đưa Vietjet ra toàn cầu. Thách thức của bà và Vietjet phải đối mặt là làm sao có thể khắc phục điểm yếu về cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, sự thiếu hụt phi công và những vấn đề trong qui chế hàng không của khu vực Đông Nam Á.

Mục tiêu của bà Thảo là lần thứ 2, tạo ra một cột mốc lịch sử mới cho ngành hàng không, biến Vietjet trở thành hãng hàng không toàn cầu “made in Vietnam”:

“Với khả năng cạnh tranh của chúng tôi về dịch vụ, máy bay và năng lực quản lý, chi phí và khả năng cung cấp dịch vụ mới, tôi hoàn toàn tin tưởng Vietjet có khả năng cạnh tranh tại các thị trường khác, châu Âu hay Mỹ”.

Trần Thị Lệ: từ bác sĩ đến CEO của NutiFood

Nữ doanh nhân Việt quyền lực thứ hai trong danh sách của Forbes là bà Trần Thị Lệ - Tổng Giám đốc kiêm phó chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng NutiFood, công ty dẫn đầu thị trường nội địa về dòng sữa đặc trị dành cho trẻ em dinh dưỡng, sinh non, thấp còi, biếng ăn, tiêu hóa kém, dị ứng và bệnh nặng mới phục hồi.

Sau khi tốt nghiệp đại học Y khoa TP.HCM, bà Lệ về làm việc tại trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM sau đó chuyển qua làm việc tại Cơ sở thực phẩm Đồng Tâm. Bà đổi tên cơ sở thực phẩm Đồng Tâm sang NutiFood. Tên mới dễ gọi, dễ nhớ, đồng thời liên quan đến định hướng dinh dưỡng.

H’Hen Niê, Nguyễn Thị Kim Ngân, Thái Hương - Sputnik Việt Nam
“Đẹp nhưng không yếu”: Những người phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam 2019

"Năm 1999, không biết cơ duyên nào đưa tôi về làm trợ lý giám đốc điều hành của Cơ sở Thực phẩm Đồng Tâm. Đến năm 2000, cơ sở này phát triển lên thành Công ty Cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Đồng Tâm (NutiFood), tôi lại được cất nhắc lên… làm giám đốc cho đến nay.

May mắn là trước khi bước vào điều hành một công ty tôi đã làm trợ lý cho giám đốc điều hành và thời gian này tôi học hỏi được nhiều điều... Có lẽ sự thành công của tôi là nhờ tôi đã vận dụng được kiến thức học tập trong nhà trường lẫn những kiến thức học tập được trong thực tế cuộc sống", bà Lệ chia sẻ trong một bài phỏng vấn trước đó.

Theo thông tin của Forbes, từ năm 2013, khi bà Lệ cùng chồng là ông Trần Thanh Hải (hiện là Chủ tịch công ty) trở thành cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng, cặp đôi đã biến NutiFood thành nhà sản xuất các sản phẩm sữa dinh dưỡng hàng đầu của Việt Nam, doanh thu tăng lên gấp 3 lần, đạt 9,5 nghìn tỷ đồng (408 triệu USD) trong năm ngoái, và lợi nhuận trước thuế lên tới 828 tỷ đồng.

Hai vợ chồng bà Lệ đặt mục tiêu mở rộng phạm vi kinh doanh NutiFood ra ngoài Việt Nam bằng cách đầu tư ra nước ngoài thông qua liên doanh, sáp nhập và mua lại. Gần đây họ đã thành lập một liên doanh với công ty Asahi của Nhật Bản để cung cấp thực phẩm bổ sung và các sản phẩm dành cho trẻ em tại Việt Nam dưới thương hiệu Wakodo NutiFood.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала