Dụng cụ khoa học của Nga sẽ làm việc trên bộ máy quỹ đạo Ấn Độ

MATXCƠVA (Sputnik) – Theo dự kiến, các thiết bị khoa học của Nga sẽ được lắp đặt trên trạm liên hành tinh tự động «Sukrayan» của Ấn Độ, sẽ bay lên Sao Kim vào năm 2023, - như đại diện Viện Nghiên cứu vũ trụ (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) thông báo với Sputnik.
Sputnik

Trước đây, các dụng cụ khoa học của Nga đã được dùng trên thiết bị của Mỹ và châu Âu để nghiên cứu Sao Hỏa và Sao Kim.

«Tổ chức nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ ISRO dự kiến gửi bộ máy quỹ đạo lên sao Kim. Đã công bố cuộc thi quốc tế về thiết bị khoa học dành cho bộ máy này. Chúng tôi gửi hồ sơ dự thi và hai thiết bị của Nga đã được chọn», - nguồn tin từ Viện Nghiên cứu cho biết.

Vì sao dự án bay tới Sao Kim của Nga khiến Hoa Kỳ quan tâm?

Theo lời ông, cả hai thiết bị đều phục vụ cho kế hoạch khám phá bầu khí quyển sao Kim. Một thiết bị là sáng chế của Viện Nghiên cứu vũ trụ, dụng cụ thứ hai của FizTech Nga.

Chuyên gia nói thêm rằng các thiết bị cần được chế tạo xong vào năm 2022, để được như vậy đòi hỏi sự tài trợ từ Roscosmos. Đồng thời, ông nói, «sứ mệnh Ấn Độ» sẽ được thực thi nhanh chóng hơn nhiều so với «Venus-D».

Các nhà khoa học yêu cầu cấp 17 tỷ 370 triệu rúp trong 10 năm tới để thực hiện phần Nga trong dự án. Phần của Mỹ trong dự án «Venus-D» cũng ước tính với  cùng số tiền trên. Đang xem xét tính khả thi của việc bắt đầu cuộc thám hiểm đến sao Kim vào năm 2029.

Thảo luận