Moody’s xem xét hạ bậc tín nhiệm Việt Nam: Bộ Tài chính lên tiếng

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service tuyên bố sẽ xem xét hạ bậc tín nhiệm Việt Nam do “trì hoãn trả nợ”. Tuy nhiên, Bộ Tài chính khẳng định đánh giá này là không phù hợp vì chính phủ Việt Nam chưa bao giờ thanh toán nợ chậm trễ.
Sputnik

Vì sao Moody’s xem xét hạ tín nhiệm Việt Nam?

Trên trang web chính thức của mình Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s cho biết đang xem xét lại mức xếp hạng Ba3 của Việt Nam và có thể hạ xuống mức thấp hơn. Nguyên nhân được Moody’s Investors Service nêu ra chính là do chính phủ Việt Nam chậm thanh toán một số khoản nợ vay bằng nội tệ và ngoại tệ.

Moody’s Investors Service cho biết, dựa trên những thông tin hiện có, các chủ nợ của Việt Nam không phải đối mặt với nguy cơ thiệt hại hoặc chỉ bị thiệt hại ở mức tối thiểu. Tuy nhiên, tình trạng trì hoãn trả nợ, khoảng trống về điều tiết khiến việc thanh toán bị chậm lại cũng có thể cho thấy xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam không phù hợp với mức Ba3.

Moody’s hạ bậc triển vọng hệ thống ngân hàng Việt từ “tích cực” xuống “ổn định”

Theo Tổ chức xếp hạng tín nhiệm này, nguồn dự trữ ngoại hối đáng kể và các nhu cầu tài chính không quá lớn cho thấy Chính phủ Việt Nam có đủ khả năng trả nợ. Dù vậy, Moody’s sẽ kiểm tra để xác minh xem Việt Nam còn những điểm yếu, hạn chế gì dẫn đến nguy cơ chậm hay không thể trả nợ trong tương lai sắp tới.

Theo Moody’s, hiện tại, trần tín nhiệm với trái phiếu dài hạn phát hành bằng ngoại tệ của Việt Nam vẫn được giữ nguyên ở Ba1. Mức tín nhiệm tối đa với tiền gửi và trái phiếu bằng nội tệ vẫn là mức Baa3.

Moody's cho biết xếp hạng của Việt Nam vẫn sẽ cho thấy tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam. Các chuyên gia kinh tế Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt mức 6,5% trong năm 2019.

Theo kế hoạch, Moody's sẽ hoàn tất quá trình đánh giá lại xếp hạng của Việt Nam trong vòng ba tháng. Hiện cả S&P Global và Fitch Ratings đều xếp hạng tín nhiệm Việt Nam ở mức BB, cao hơn một mức so với Moody's.

Theo báo cáo của Moody’s , việc hoãn thanh toán cho thấy điểm yếu về thể chế. Những hạn chế trên, theo Tổ chức này, có thể phản ánh khoảng trống về điều tiết và lập kế hoạch giữa các cơ quan trong chính phủ cũng như những thủ tục hành chính phức tạp cản trở việc thanh toán nợ diễn ra kịp thời và thuận lợi.

Dù việc chính phủ Việt Nam có dự trữ ngoại hối lớn và nghĩa vụ nợ đọng thấp cho thấy Hà Nội đủ sức trả nợ, tuy nhiên, Moody’s khẳng định vẫn sẽ xem xét liệu điểm yếu về thể chế có làm tăng rủi ro lỡ hẹn thanh toán trong tương lai hay không. Thêm vào đó, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm này sẽ làm rõ bản chất và tính hiệu quả mà những biện pháp, tiến trình được Chính phủ Việt Nam đã và đang áp dụng  để đảm bảo nhanh chóng, kịp thời thanh toán các khoản nghĩa vụ nợ một cách đầy đủ.

Moody’s nhận định, hồ sơ tín nhiệm của Việt Nam vẫn sẽ được củng cố nhờ lợi thế tăng trưởng kinh tế. Nếu không có các cú sốc kinh tế lớn hay các khoản nợ bất ngờ, tổ chức xếp hạng tín nhiệm này vẫn dự báo nợ cho Việt Nam ở mức ổn định, dưới 50% GDP. Ngoài ra, dù có những tín hiệu khả quan từ tình hình tài chính của các ngân hàng thời gian gần đây được cải thiện đáng kể, tuy nhiên hệ thống ngân hàng của Việt Nam vẫn tiềm ẩn những rủi ro.

Bên cạnh đó, Moody’s cũng đề cập đến những rủi ro về môi trường và quản trị với xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam. Tổ chức này đánh giá quá trình cải tổ doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam dù có tiến bộ nhưng vẫn đang diễn ra rất chậm chạp.

Moody’s lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Rủi ro về môi trường là nguyên liệu để đánh giá xếp hạng của Việt Nam. Hồ sơ tín dụng của Chính phủ chịu nguy cơ cao về tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu do mức độ và tần suất thảm họa thiên tai gây gián đoạn kinh tế. Moody’s đặc biệt lưu ý, Việt Nam đối diện nguy cơ dễ bị mực nước biển dâng cao, theo thời gian, sẽ kéo theo tỷ lệ đáng kể đất đai và dân số bị nước mặn xâm nhập và điều này chính là lực cản đối với hoạt động kinh tế, sản xuất

Moody’s sẽ hạ tín nhiệm của Việt Nam là Ba3 nếu đánh giá xếp hạng kết luận rằng các lỗ hổng hành chính vẫn tồn tại và gây ra rủi ro không đáng kể khi thanh toán nợ bị trì hoãn trong tương lai. Còn nếu Moody’s chứng minh được rằng, các chính sách và biện pháp mà Chính phủ đang thực hiện là hiệu quả và rõ ràng, tạo được niềm tin rằng tất cả các khoản nợ đều sẽ được Hà Nội thanh toán trọn vẹn và kịp thời thì hãng nãy sẽ xem xét nâng hạng tín nhiệm cho Chính phủ.

Sau cùng, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm này vẫn tổng kết một số chỉ tiêu quan trọng của Việt Nam bao gồm:

GDP bình quân đầu người (tính theo PPP, USD): 7.040 (thực tế năm 2018) (Thu nhập bình quân đầu người).

Tăng trưởng GDP thực tế (% thay đổi): 7.1% (thực tế 2018) (tăng trưởng GDP)

Tỷ lệ lạm phát (CPI,% thay đổi tháng 12/12): 3,5% (thực tế 2018)

Nợ nước ngoài / GDP: 46% (Thực tế 2018)

Bộ Tài chính Việt Nam thông tin việc Moody’s xem xét hạ tín nhiệm

Ngày 10.10, trên cổng thông tin điện tử Bộ Tài Chính Việt Nam đã có thông báo phản hồi báo cáo xem xét hạ mức tín nhiệm của Chính phủ Việt Nam.

Theo đó, Bộ Tài chính khẳng định việc Moody’s đưa Việt Nam vào diện xem xét để hạ bậc chỉ dựa trên một sự việc riêng lẻ là không phù hợp. Theo Bộ Tài chính, Moody's cần xác định rõ nghĩa vụ nợ dự phòng và nghĩa vụ nợ trực tiếp của Chính phủ. Chính phủ chưa bao giờ chậm trễ trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ.

Moody’s dự báo tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam như thế nào?

Bộ Tài chính làm rõ đây là nghĩa vụ nợ được Chính phủ bảo lãnh, thuộc nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ, không phải là nghĩa vụ nợ trực tiếp của Chính phủ.

“Chính phủ Việt Nam đã thực hiện trách nhiệm của người bảo lãnh trong việc thanh toán, ngay cả khi chưa nhận được yêu cầu chính thức của Bên cho vay”, Bộ Tài chính khẳng định.

Bên cạnh đó, Bộ nhấn mạnh rằng, Moody’s chỉ trên một sự việc riêng lẻ mà bỏ qua các nỗ lực Chính phủ Việt Nam đã đạt được trong duy trì bình ổn kinh tế vĩ mô là chưa thực sự thuyết phục và việc Moody’s đưa ra thông tin báo chí trong khi chưa chắc chắn về quy trình và cơ chế thanh toán các khoản vay được Chính phủ Việt Nam bảo lãnh có thể gây ra sự hiểu lầm không đáng có đối với cộng đồng các nhà đầu tư về khả năng trả nợ của Chính phủ và có thể ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh quốc gia của Việt Nam trên trường quốc tế.

Bộ Tài chính bày tỏ mong muốn Moody’s sớm có nhìn nhận, đánh giá đầy đủ về vấn đề trên và sẵn sàng trao đổi, làm việc và cung cấp thông tin cho Moody’s và các tổ chức xếp hạng tín nhiệm khác để đảm bảo có thông tin đầy đủ và chuẩn xác.

Thảo luận