Theo Liên Hợp Quốc, ngày nay khoảng 2 tỷ người không được sử dụng nước sạch. Để giải quyết vấn đề này, chương trình «Nước tinh khiết» đã được phát động từ năm 2017 ở vùng Tomsk, và năm 2019 các nhà máy xử lý nước trong khu vực đã được hiện đại hóa.
Theo các nhà khoa học TPU, công nghệ mới cho phép cung cấp nước tinh khiết trực tiếp vào mạng lưới cấp nước chứ không phải tới các trung tâm xử lý nước lớn như trước đây. Cách tiếp cận này giúp tiết kiệm chi phí duy trì và tái thiết mạng lưới cấp nước, vận hành các nhà máy xử lý nước lớn.
«Sự độc đáo nằm ở hiệu quả sử dụng tài nguyên cao, giảm đáng kể mức tiêu thụ năng lượng và nước, độ nén (hệ thống nằm trong thùng chứa diện tích 24 mét vuông dễ di chuyển, bảo vệ trước sự phá hoại, hoạt động trong mọi thời tiết), khả năng thích ứng với các nguồn nước khác nhau, với nhiều chất gây ô nhiễm khác nhau. Ngoài ra có chức năng điều khiển từ xa, tự động hóa dựa trên các kỹ thuật hiện đại ", theo ông Andrei Matveev - kỹ sư trưởng của dự án Phòng thí nghiệm sản xuất và nghiên cứu «Nước tinh khiết», - của TPU cho biết.
Theo ghi nhận của các nhà khoa học Tomsk, không giống như các sản phẩm nước ngoài, máy lọc nước Nga tiêu thụ ít năng lượng hơn đáng kể.
Ngoài ra, công nghệ xử lý nước không sử dụng reaghen, mỗi trạm xử lý nước được xây dựng theo nhu cầu cụ thể của khu dân cư. Tất cả các tổ hợp được thống nhất bằng một hệ thống điều phối duy nhất, cho phép nhận thông tin hàng ngày về tình trạng của thiết bị, cũng như chỉ số tiêu thụ nước và điện.
Nhờ các trạm như vậy, hàng chục ngàn dân làng trong vùng Tomsk đã được tiếp cận với nước sạch uống được. Các chuyên gia TPU tin rằng các nhà máy xử lý nước như vậy có thể được sử dụng ở tất cả các quốc gia trên thế giới, ở những vùng khí hậu khác nhau.