"Những thiết bị này sẽ không chỉ giải quyết các vấn đề khoa học, mà còn kiểm tra một số hệ thống và tiểu hệ thống. Nền tảng của chúng sẽ đóng vai trò là nguyên mẫu cho tàu vũ trụ robot mới, và các tàu này sẽ sử dụng không chỉ để chuẩn bị cho các nhiệm vụ có người lái, mà còn để hỗ trợ chúng", - trích các tài liệu.
Báo cáo nêu rõ, ví dụ, trên cơ sở quỹ đạo Luna-Resource-1 và hệ thống hạ cánh Luna-Grunt, có thể tạo ra các hệ thống cất cánh và hạ cánh có thể tái sử dụng.
Hiện tại trong chương trình nghiên cứu mặt Trăng của Nga có một số trạm tự động. Trạm Luna-25, được sử dụng vào mục đích nghiên cứu trong lĩnh vực Nam Cực và phát triển công nghệ hạ cánh mềm, sẽ được ra mắt vào năm 2021. Việc cho ra mắt các trạm quỹ đạo Luna-26 và Luna-27 với thiết bị khoan châu Âu sẽ được thực hiện lần lượt vào năm 2024 và 2025 theo dự kiến. Khoảng năm 2027 sẽ lên kế hoạch cho chuyến bay của trạm Luna-28 với thiết bị thu mẫu đất. Trước đây, cả Đức cũng bày tỏ sự quan tâm của mình muốn được tham gia vào sứ mệnh đưa đất từ mặt Trăng xuống Trái đất. Sau đó sẽ có kế hoạch đưa trạm Luna-29 với xe tự hành loại nặng lên mặt Trăng.
Đại hội du hành vũ trụ quốc tế lần thứ 70 sẽ được tổ chức tại Washington từ ngày 21 tháng 10 đến ngày 25 tháng 10 năm 2019.