"Washington sẽ không dừng lại ở đó". Nhà phân tích chính trị về quyết định của Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói về lý do thực sự khiến Washington rút khỏi Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân tầm trung (INF). Các hành động của Hoa Kỳ không phụ thuộc vào việc nhân vật nào ngồi trên ghế tổng thống, nhà phân tích chính trị quân sự Nga Alexander Perendzhiev nói lên ý kiến này trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
Sputnik

Lý do thực sự

Việc Nga đang khôi phục tiềm năng quốc phòng và sức mạnh của Trung Quốc ngày càng tăng cũng như quá trình mở rộng hợp tác kỹ thuật quân sự giữa hai cường quốc này đã khiến Washington đơn phương rút khỏi Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (Hiệp ước INF), Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu nói. 

Trung Quốc phản đối việc triển khai tên lửa tầm trung ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương

"Chúng tôi cho rằng, lý do thực sự khiến Washington đơn phương rút khỏi Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn là đề kiềm chế Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Liên bang Nga", - ông Shoigu tuyên bố hôm thứ Hai khi phát biểu tại một phiên họp thuộc khuôn khổ Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh.

Ông nói thêm rằng, thỏa thuận đó không còn đáp ứng lợi ích của Hoa Kỳ trong bối cảnh sức mạnh quân sự và kinh tế của Trung Quốc ngày càng tăng, Nga đang khôi phục tiềm năng quốc phòng và hai nước đang tăng cường hợp tác.

Đồng thời, ông Shoigu nhắc nhở về việc, Mỹ đã từng cáo buộc Nga vi phạm các điều khoản của Hiệp ước INF, "bằng cách này Hoa Kỳ đã chuẩn bị từ trước cho việc phá hoại thỏa thuận này”. Ví dụ, theo ông Shoigu, khi đó Hoa Kỳ đã tạo ra UAV tấn công, đã sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung làm mục tiêu và triển khai trên lãnh thổ châu Âu các bệ phóng Mk-41 có khả năng phóng cả tên lửa hành trình Tomahawk. 

"Washington sẽ không dừng lại ở đó". Nhà phân tích chính trị về quyết định của Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF
"Chứng tỏ về điều đó là các cuộc thử nghiệm tên lửa hành trình trên mặt đất mà Hoa Kỳ đã thực hiện chưa đầy 16 ngày sau khi Hiệp ước INF bị hủy bỏ. Theo phía Mỹ, tên lửa đã bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách hơn 500 km",- ông Shoigu giải thích.

Ý kiến chuyên gia: Châu Âu đánh giá thấp hậu quả của việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF
Bộ trưởng Nga nhấn mạnh rằng, "hệ thống an ninh đa cấp trong nhiều năm đã đảm bảo sự ổn định và cân bằng lực lượng đang bị phá hoại trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí”.

Ngoài ra, ông Shoigu nhận xét rằng, Hoa Kỳ có thể triển khai các loại vũ khí bị cấm theo Hiệp ước INF ở châu Âu và trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Điều này sẽ gây ra sự gia tăng căng thẳng, còn các quốc gia đồng ý triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn trên lãnh thổ của họ sẽ thành “con tin chính trị” của Washington. Bộ trưởng nhấn mạnh rằng, Matxcơva chống lại kịch bản như vậy.

Đây chưa phải là hết

Nga không vui vì Hoa Kỳ có kế hoạch triển khai INF ở châu Á
Sau khi rút khỏi Hiếp ước INF, Mỹ sẽ thực hiện những bước đi khác theo hướng này, - chuyên gia quân sự Alexander Perendzhiev, Phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học tổng hợp Kinh tế mang tên Plekhanov, nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

"Washington sẽ không dừng lại ở đó. Và điều đó không liên quan đến việc nhân vật nào sẽ lên ghế tổng thống. Ngay cả dưới chính quyền Obama, Mỹ đã triển khai hệ thống Phòng thủ tên lửa giai đoạn thứ ba ở châu Âu. Rõ ràng, hệ thống này nhằm chống lại Nga. Một hệ thống tương tự bắt đầu được triển khai ở Viễn Đông - trên lãnh thổ Hàn Quốc và Nhật Bản. Khi đó, Hoa Kỳ luôn nói rằng, hệ thống này chỉ nhằm chống lại Triều Tiên. Nhưng trên thực tế, hệ thống phòng thủ tên lửa đã được triển khai để chống lại Trung Quốc và chống lại Nga, đây là một kế hoạch chiến lược. Đối với Mỹ, vấn đề chính không chỉ là việc Nga và Trung Quốc đang tăng cường tiềm năng quân sự của họ, mà cả việc Nga và Trung Quốc là hai đồng minh quân sự và chính trị rất mạnh mẽ", - ông Alexander Perendzhiev nói.
Thảo luận