Truyền thông Mỹ nói về phát triển của Liên Xô khiến NATO phải sợ hãi

MATXCƠVA (Sputnik) - Máy bay chiến đấu có tốc độ nhanh nhất thế giới MiG-25, đang phục vụ cho Không quân Nga, khiến Mỹ và NATO phải khiếp sợ khi vừa mới được phát triển, cổng thông tin We Are The Mighty viết.
Sputnik

"Xe chở hàng" cơ động

Ấn phẩm lưu ý rằng cỗ máy quân sự được tạo ra ở Liên Xô cách đây hơn 50 năm, trông có vẻ cồng kềnh so với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư và thứ năm, và nó thiếu độ “hào nhoáng” của Mig-29 và thậm chí còn "nham hiểm" hơn F-35, F-22 và Su-57. Ngoài ra, cổng thông tin so sánh vẻ bên ngoài của MiG-25 với một chiếc xe tải chở hàng. 

Truyền thông Mỹ nói về phát triển của Liên Xô khiến NATO phải sợ hãi

Tin nhấn mạnh rằng các nhà phát triển Liên Xô đã trang bị cho máy bay chiến đấu hai động cơ phản lực, cho phép máy bay tăng tốc lên tốc độ 2,8 Mach và thậm chí là Mach 3.2, nếu các phi công sẵn sàng cho động cơ hoạt động ở mức rủi ro. Ấn phẩm cho biết thêm rằng, phát triển này “khiến Hoa Kỳ và các thành viên NATO khác phải sợ hãi”, vì MiG-25 không chỉ nhanh và mạnh đến “rùng mình”. Thiết kế của nó cho thấy đây là loại máy bay hết sức cơ động, là điều mà các kỹ sư phương Tây mới chỉ đang vươn tới.

Tuy nhiên vẫn có nhược điểm

Thoát khỏi “con cáo bay”. Máy bay chiến đấu bí mật nhất của Liên Xô bị trộm thế nào?
Tuy nhiên, sau khi phi công Liên Xô Viktor Belenko cướp máy bay chiến đấu sang Nhật Bản năm 1976 và bàn giao máy bay cho chính quyền nước ngoài, các chuyên gia Mỹ phát hiện ra rằng máy bay không có radar để phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu bay thấp, vì thế các phi công không thể đồng thời nhìn thấy máy bay địch ở phía trước và bên dưới. Do đó, họ phải hạ độ cao máy bay để chiến đấu với các phi cơ khác, và trong trường hợp này, họ đã mất lợi thế về tốc độ cao do thiếu khả năng cơ động.

Tóm lại, cổng thông tin viết rằng máy bay chiến đấu Mig-25 vẫn là loại phi cơ nhanh nhất thế giới, và bây giờ nó cũng được trang bị một kho vũ khí có thể “làm bay hơi nước mắt trên khuôn mặt của các phi công”, tuy nhiên, theo tác giả của bài báo, điều này không thành vấn đề, vì trên bầu trời nó "hoàn toàn không có đối thủ ". 

 

Thảo luận