Bác sĩ: bạn có thể gặp phải “cơn say” dù không uống một giọt rượu

Mọi người đều biết rằng, tình trạng say xỉn là do các đồ uống có cồn. Nhưng hóa ra, bạn có thể say rượu ngay cả khi không uống rượu.
Sputnik

Các bác sĩ mô tả những trường hợp như vậy trong một bài khoa học trên tạp chí The Atlantic (Hoa Kỳ).

Kỳ lạ hội chứng khiến không uống rượu vẫn... say xỉn

Mọi chuyện đã bắt đầu vào năm 2004, khi một chàng trai trẻ gặp phải “cơn say” ngay sau khi chuyển từ Trung Quốc sang Áo để học đại học. Nhưng câu chuyện như vậy khá phổ biến, nhưng trong trường hợp này đã có một điều kỳ lạ: vào ngày đó, anh ta không uống gì ngoài nước trái cây.

Hé lộ nguy cơ chết người ngay cả khi uống rượu với liều lượng nhỏ

Vụ việc kỳ lạ được lặp đi lặp lại: nạn nhân trở nên rất say mỗi tháng một lần, dù anh ta không uống rượu. Theo thời gian, anh càng ngày càng say sưa liên tục. Anh ta bị sa thải từ nhiều nơi vì người ta coi anh là một kẻ nghiện rượu. Sau đó, chàng trai trẻ này bắt đầu thường xuyên đến bệnh viện. Năm 2011, anh ta đã trở về Trung Quốc, nơi mẹ anh theo dõi tình trạng sức khỏe của anh bằng một thiết bị xét nghiệm nồng độ cồn trong máu. Hóa ra, không hiểu bằng cách nào, nhưng, nồng độ cồn trong máu cao gấp 10 lần so với nồng độ cồn cho phép đối với người lái xe.

Năm 2014, khi ở độ tuổi 27, chàng trai này đã được đưa đến phòng chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện Quân y Bắc Kinh. Nồng độ cồn trong hơi thở cao đến nỗi anh ta không thể ngủ vào ban đêm. Có một lần, anh nôn mửa và bất tỉnh sau khi uống cốc soda trong một ngụm. Chụp cắt lớp vi tính cho thấy anh ta bị đau gan, và có chất béo dư thừa trong đó.

Vị rượu khác thường hóa ra là triệu chứng đau tim

Hội chứng "nhà máy bia tự động"

Anh ta được chẩn đoán mắc một hội chứng rối loạn rất hiếm gặp, được gọi là hội chứng "nhà máy bia tự động" hoặc  “hội chứng đường ruột  lên men” khi khối lượng vi khuẩn trong ruột vượt quá mức dẫn đến chuyển đổi carbohydrate thành cồn. Những trường hợp như vậy đã được ghi nhận ở Nhật Bản vào những năm 1950. Kể từ đó, hội chứng này đã được phát hiện ở vài chục người trên khắp thế giới, bao gồm cả trẻ ba tuổi. Một loại nấm men gây ra bệnh nhiễm độc gan cũng được sử dụng khi sản xuất bia, do đó, căn bệnh này có thể được chữa khỏi bằng thuốc chống nấm.

Vi khuẩn Klebsiella pneumonia gây ra các loại nhiễm trùng

Nhưng, trong trường hợp với chàng trai trẻ từ Bắc Kinh, thuốc không có tác dụng. Sau đó một nhóm bác sĩ của Viện Nhi khoa Bắc Kinh đã phân tích phân và phát hiện ra rằng, chính các vi khuẩn chứ không phải men sản xuất cồn trong cơ thể anh ta. Số lượng vi khuẩn Klebsiella pneumonia cao gấp 900 lần so với bình thường và chiếm 19% tổng số vi khuẩn trong đường ruột.

Vi khuẩn Klebsiella pneumonia sống cả trong đất và trong cơ thể con người. Thông thường chúng vô hại, nhưng, đôi khi cũng có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng. Mặc dù trước đó chưa ghi nhận trường hợp nào khi vi khuẩn Klebsiella pneumonia gây hại cho cơ thể con người, nhưng, các bác sĩ đã phát hiện ra hai loại nấm men khác nhau có thể sản xuất ra cồn. Nhiều vi khuẩn đường ruột có khả năng làm như vậy, nhưng ở mức độ thấp đến mức gan dễ dàng xử lý các sản phẩm phụ của chúng. Còn vi khuẩn Klebsiella được phát hiện trong đường ruột của bệnh nhân là một ngoại lệ: vào một số thời điểm, nồng độ cồn trong máu của anh ta cao đến mức giống như anh đã uống 15 ly Whisky.

“Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy rằng, vi khuẩn này có thể sản xuất ra rất nhiều cồn”, - bác  sĩ Yuan nói.

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu

Hội chứng lên men tự động là một rối loạn hiếm gặp, nó rất giống một bệnh khác phổ biến hơn: bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) do tích tụ phần lớn chất béo vô hại trong các tế bào gan nhưng không phải do uống quá nhiều rượu. Ở Hoa Kỳ, 30-40% dân số trưởng thành mắc bệnh này, lý do cho điều này vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Bác sĩ Yuan cho rằng, vi khuẩn Klebsiella có thể là nguyên nhân gây ra NAFLD. Sau khi thực hiện các xét nghiệm theo dõi tổn thương gan của 43 người Trung Quốc mắc bệnh NAFLD, bác sĩ đã phát hiện vi khuẩn Klebsiella ở 61% bệnh nhân. Để so sánh: chỉ có 6% dân số với gan khỏe mạnh mang vi khuẩn này.

Uống bao nhiêu rượu mỗi ngày là chấp nhận được?
Kết quả nghiên cứu

Để làm sáng tỏ vấn đề này, các bác sĩ đã cho một nhóm chuột thí nghiệm được nuôi trong điều kiện vô trùng ăn vi khuẩn này. Hai tháng sau, họ đã ghi nhân các triệu chứng của bệnh gan (viêm và sẹo), tương đương với các triệu trứng được phát hiện ở nhóm chuột thí nghiệm khác được cho uống rượu. Mô hình tương tự đã được quan sát khi các bác sĩ lấy mẫu phân của các bệnh nhân NAFLD và tiêm chúng vào cơ thể của chuột vô trùng. Tất nhiên, cần phải có thái độ thận trọng đối với kết quả của những thí nghiệm như vậy. Nhưng, bác sĩ Yuan lưu ý: một số chủng vi khuẩn đường ruột có thể tạo ra ethanol, và bằng cách này gây nên bệnh này.

Trước đây, một số nhà nghiên cứu cũng đã rút ra kết luận này. Ví dụ, Anna Mae Diehl từ Đại học Johns Hopkins phát hiện ra rằng, những con chuột thừa cân thường có mùi rượu. Mùi rượu biến mất sau khi con chuột được điều trị kháng khuẩn. “Việc tạo ra ethanol trong đường ruột có thể là một trong những nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ ở những người thừa cân, béo phì, - bác sĩ giải thích. Kết quả điều trị hai nhóm bệnh nhân cho thấy rằng, những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu thường mang vi khuẩn sản xuất ethanol, khác với những người khỏe mạnh cùng lứa tuổi.

Theo bà Susan Baker từ Đại học Bang New York tại Buffalo, chỉ có 60% bệnh nhân bị NAFLD mang vi khuẩn Klebsiella. Trong các trường hợp khác, các bác sĩ phát hiện những vi khuẩn khác gây nên bệnh này. Theo ý kiến ​​của Susan Baker, không nên tập trung sự chú ý vào chỉ một loại vi khuẩn Klebsiella. Cần phải xem xét toàn bộ hệ sinh thái của con người: vi khuẩn, nấm men, vi rút, tế bào ruột, tế bào miễn dịch, gan, v.v.

Các nhà khoa học nói về lợi ích của rượu đối với bệnh nhân tiểu đường

Bác sĩ Yuan đồng ý với điều này. Bà lưu ý rằng, NAFLD là một bệnh phức tạp. Ngay cả nếu bệnh này do vi khuẩn gây ra, đây chỉ là một trong nhiều nguyên nhân. Ở đây nảy ra nhiều câu hỏi. Tại sao một số chủng tạo ra lượng ethanol lớn như vậy? Điều gì khiến vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng ở một số người, ví dụ như trong trường hợp với bệnh nhân Bắc Kinh? Có lẽ nguyên nhân chính là chế độ ăn kiêng hoặc tính di truyền? Và câu hỏi quan trọng nhất, nên làm gì với các vi khuẩn này?

Các lựa chọn điều trị

Có lẽ câu trả lời là thể thực khuẩn. Đây là tên gọi của một tập hợp các loài virus chuyên kí sinh vi khuẩn. Nhưng, các bác sĩ đã lựa chọn một phương pháp điều trị đơn giản hơn để giúp cho bệnh nhân mắc hội chứng đường ruột lên men: anh ta đã sử dụng thuốc kháng sinh và có chế độ ăn không có carbohydrate trong ba tháng. Kết quả là các triệu chứng nhiễm độc đã biến mất, và hai tháng sau anh được xuất viện.

Thảo luận