Một số phương tiện truyền thông Trung Quốc khẳng định rằng nguyên mẫu của chiếc máy bay này có thể thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm tới. Theo yêu cầu của Sputnik, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin nhận xét về những tính năng của trực thăng mới.
Như tôi có thể thấy, đây là một máy bay trực thăng hình đĩa bay cất cánh và hạ cánh thẳng đứng bằng cách sử dụng một cánh quạt. Máy bay trực thăng mới được trang bị hai động cơ phản lực.
Ngoài cánh quạt, trực thăng sử dụng lực nâng của cánh tròn. Theo các nhà phát triển, nhờ điều đó trực thăng có thể đạt tốc độ 650 km/h, vượt qua các mẫu máy bay trực thăng hiện có. Nó có thể mang tải trọng quân sự 1,5 tấn, và có trọng lượng cất cánh 6 tấn, có thể bay lên độ cao tới 6 nghìn mét.
Nhưng, có lẽ tham số đáng ngạc nhiên nhất của nó là tầm hoạt động 2.950 km, tương đương với tầm bay của một số mẫu máy bay chiến đấu hạng nặng.
Các loại máy bay trực thăng hiện đại chưa có tầm hoạt động lớn như vậy. Ví dụ, phạm vi bay tối đa của phiên bản cơ bản UH-60 Black Hawk, nếu không mang thùng dầu phụ, là dưới 600 km, giống như Mi-8 của Nga. Ngay cả máy bay nghiêng của Mỹ Bell V-22 Osprey có tầm bay nhỏ hơn một chút, mặc dù chiếc máy bay này nặng hơn gấp mấy lần so với trực thăng Trung Quốc và có thể bay ngang trong chế độ "máy bay".
Mặc dù trực thăng mới của Trung Quốc có nhiều đặc điểm đáng kinh ngạc, nhưng, ở đây vẫn nảy ra câu hỏi: ai đang phát triển một dự án thú vị như vậy. Các tài liệu được công bố không nói gì về những người thực hiện dự án này, và không có doanh nghiệp Trung Quốc nào tuyên bố họ tham gia vào dự án. Tôi cũng chưa thấy tài liệu nào về các động cơ được sử dụng trên một máy bay như vậy, về hệ thống điện tử và các loại vũ khí được trang bị cho nó.
Ngay từ đầu thế kỷ XX các chuyên gia đã cố gắng chế tạo máy bay hình đĩa bay và máy bay cánh tròn - ví dụ, một trong những dự án đầu tiên là máy bay Spheroplane của kỹ sư Nga Anatoly Ufimtsev được chế tạo vào năm 1909, nhưng , chiếc máy bay này không bao giờ thực hiện một chuyến bay nào. Các nhà khoa học ở nước Đức Quốc xã, ở Hoa Kỳ sau Thế chiến II và ở Liên Xô đã tiếp tục nghiên cứu trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, mặc dù máy bay hình đĩa có những ưu thế lớn, các dự án như vậy hiếm khi bước vào giai đoạn chuyến bay thử nghiệm và không bao giờ được sản xuất hàng loạt.
Như được biết, Trung Quốc, cũng như một số quốc gia khác, đang phát triển các dự án chế tạo máy bay trực thăng tốc độ cao. Ví dụ, các chuyên gia Trung Quốc nghiên cứu khả năng phát triển trực thăng thế hệ công nghệ mới, đặc biệt là máy bay convertoplan. Các công việc trong lĩnh vực này đã được đề cập trong một số bài khoa học trên báo chí Trung Quốc. Trong những năm tới, chúng ta sẽ biết liệu trực thăng hình đĩa bay có thực sự phản ánh xu hướng chính của Trung Quốc trong lĩnh vực chế tạo máy bay trực thăng tốc độ cao hay chỉ là một thao tác làm xao lãng sự chú ý.