Cái bẫy đối với Tomahawk. Tại sao Nga không còn sợ nữa tên lửa NATO

Bất kỳ loại mục tiêu trên không nào cũng sẽ được phát hiện ở khoảng cách vài nghìn km - trong những năm tới Hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa của Nga sẽ được tăng cường với các radar thế hệ mới Container phát hiện từ rất xa, ngoài đường chân trời, hoạt động với góc nhìn tăng lên và có thể theo dõi mấy nghìn mục tiêu.
Sputnik

Quân đội sẽ nhận được hệ thống radar định vị RLS đầu tiên như vậy vào cuối năm nay. Sau đây là bài của Sputnik về “chiếc ô” phòng thủ tên lửa mới của đất nước.

"Washington sẽ không dừng lại ở đó". Nhà phân tích chính trị về quyết định của Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF

Chống lại tên lửa siêu thanh

Các kỹ sư của Viện nghiên cứu vô tuyến tầm xa đã được giao nhiệm vụ phát triển trạm radar 29B6 “vượt đường chân trời” vào giữa những năm 1990. Nguyên lý hoạt động của radar này là phản xạ sóng vô tuyến từ tầng điện ly Trái đất: tín hiệu được phát dưới góc độ nhất định phản xạ từ phần bị ion hóa của bầu khí quyển, chạm vào mục tiêu, phản xạ từ nó, và trở về máy thu.

Nhờ đó có thể xác định vị trí chính xác của vật thể, tốc độ và hướng bay của nó. Các trạm Container có mục đích phát hiện các mục tiêu khí động học ở độ cao lên tới 100km. Tức là, trạm Container không nhìn thấy tên lửa đạn đạo đang bay, nhưng, có thể xác định chính xác nơi phóng tên lửa trên bề mặt Trái đất.

Cái bẫy đối với Tomahawk. Tại sao Nga không còn sợ nữa tên lửa NATO

Theo các nhà phát triển, hệ thống radar định vị RLS có khả năng phát hiện và theo dõi không chỉ các vật thể lớn đang bay tương đối chậm như máy bay và tên lửa hành trình, trạm radar này nhận ra tên lửa siêu thanh ở khoảng cách kỷ lục 3.000 km. Trạm Container có thể cùng lúc quét 5.000 mục tiêu nhiều loại và đặc điểm khác nhau.

Hệ thống Container đầu tiên đã được thử nghiệm và bắt đầu trực chiến vào năm 2013. Phần truyền phát của trạm nằm ở vùng Nizhny Novgorod và phần tiếp nhận - ở Mordovia, trên một cánh đồng triển khai gần 150 ăng ten cao 30 mét. Nơi này đã được chọn có tính đến thực tế là Container có vùng 'bịt mắt' 900 km. Do đó, trạm tiếp thu được đặt cách  xa biên giới của đất nước, từ đó nó có thể kiểm soát không phận của các quốc gia láng giềng.

Trạm radar hiện đại hóa nhận nhiệm vụ trực chiến ở tỉnh Saratov

"Container" đầu tiên hoạt động theo hướng tây có thể kiểm soát hầu hết lãnh thổ châu Âu, tức là các khu vực chính triển khai quân đội NATO. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Hiệp ước tên lửa tầm trung và ngắn chính thức vô hiệu lực: trạm radar cho phép giám sát liên tục các căn cứ tên lửa và không quân của NATO.

Theo Tổng giám đốc Viện nghiên cứu vô tuyến tầm xa Kirill Makarov, trong tương lai các trạm như vậy sẽ bảo vệ Nga từ mọi phía - theo kế hoạch, các hệ thống Container sẽ được triển khai ở ba hướng: ở vùng Viễn Đông, vùng Tây Bắc và ở phía Nam.

Cái bẫy đối với Tomahawk. Tại sao Nga không còn sợ nữa tên lửa NATO

Khi tiếp cận gần đến mục tiêu

Một yếu tố mới khác của hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa là các trạm tiếp sóng để phát hiện tàu chiến và các mục tiêu trên không. Đây là những trạm radar Podsolnukh. Các trạm radar này sẽ kiểm soát vùng trời và vùng biển trong khu kinh tế ven biển của Nga. Khả năng của chúng khiêm tốn hơn so với Container - các trạm này kiểm soát tình hình trên không và bề mặt trong phạm vi 450 km.

Một trong những ưu điểm chính của Podsolnukh là khả năng hoạt đọng trong bất kỳ thời tiết nào. Hơn nữa, trạm radar nhìn thấy cả các tàu chiến và máy bay được tạo ra bởi công nghệ tàng hình, cũng như các vật thể thông thường.

Trong chế độ tự động, trạm có thể phát hiện và theo dõi tới 300 vật thể trên biển và 100 vật thể trên không, đồng thời phân loại chúng - xác định xem đó là một nhóm tàu hay một mục tiêu riêng biệt, mục tiêu trên không hoặc trên bề mặt, đánh giá kích thước của nó.

Các trạm radar nhanh chóng cung cấp thông tin cho các sở chỉ huy của hệ thống giám sát bờ biển và lực lượng phòng thủ bờ biển nhằm kịp thời đưa ra quyết định sử dụng vũ khí, lực lượng và thiết bị kỹ thuật.

Khu trục hạm Mỹ mang tên lửa hành trình “Tomahawk” tiến vào biển Baltic

Hạm đội Biển Caspian là hạm đội đầu tiên nhận được trạm radar Podsolnukh. Các thủy thủ đoàn trên tàu tên lửa thường xuyên tổ chức các bài tập để nâng cao trình độ trong sự tương tác với các đơn vị trạm radar khi họ chỉ định mục tiêu ở Biển Caspian. Các thủy thủ thừa nhận rằng, với radar mới, việc giám sát vùng biển được giao phó cho họ và không phận phía trên nó trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Gần đây, Nga đã triển khai các trạm radar Podsolnukh ở hai khu vực khác - ở Viễn Đông và vùng Baltic.

Mối đe dọa liên lục địa

Tuy nhiên, mặc dù có hiệu quả cao, Podsolnukh và Container chỉ là các công cụ phụ trợ trong Hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa. Các trạm radar Voronezh đóng vai trò chủ chốt. Các trạm này được thiết kế để phát hiện tên lửa hành trình tàng hình và các thiết bị siêu thanh.

Cái bẫy đối với Tomahawk. Tại sao Nga không còn sợ nữa tên lửa NATO

Với khả năng ấn tượng, các trạm này còn có một đặc điểm quan trọng –thời gian tối thiểu để lắp ráp và được đưa vào trực chiến. Voronezh được sản xuất dưới dạng các khối và container có thể được lắp ráp tại chỗ rất nhanh chóng, có tính đến các điều kiện chiến thuật của khu vực triển khai.

Phiên bản sửa đổi đầu tiên "Voronezh-M" ở khu vực Leningrad đã được triển khai vào năm 2006. Nó hoạt động trong phạm vi bước sóng tính bằng mét, giám sát đường dài, bao phủ không gian từ Morocco đến quần đảo Svalbard. Các phiên bản sửa đổi mới -  "Voronezh - DM" và "Voronezh -SM" hoạt động trong phạm vi bước sóng tính bằng decimet và centimet.

“Surok” - trạm radar đa năng cỡ nhỏ của Nga

Các trạm radar trên mặt đất được triển khai dọc theo đường biên giới của Nga - ở các vùng Kaliningrad, Irkutsk, Orenburg, ở khu vực Krasnodar, Krasnoyarsk và Altai. Đến năm 2024, trạm radar Voronezh sẽ được triển khai ở Crưm.

Xin nhắc lại rằng Liên Xô đã bắt đầu xây dựng Hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa vào đầu những năm 1960. Nguyên mẫu của hệ thống hiện đại là hệ thống Dnepr bao gồm hai trạm radar có khả năng phát hiện tên lửa đạn đạo được bố trí ở Murmansk và Riga, từ đó thông tin được gửi cho sở chỉ huy ở vùng ngoại ô Matxcơva.

Các hệ thống radar định vị RLS đầu tiên là những cấu trúc khổng lồ, khó bảo trì và cực kỳ tốn năng lượng. Sau sự sụp đổ của Liên bang Xô viết, nhiều trạm radar của hệ thống này ở lại trên lãnh thổ các nước cộng hòa Liên Xô cũ và ngừng hoạt động. Tuy nhiên, một số trạm do Liên Xô xây dựng, ví dụ, ở Belarus và Kazakhstan, vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay.

Thảo luận