Dịch tả lợn châu Phi tái phát ở Hà Nội

Dịch tả lợn châu Phi bùng phát trơ lại ở hàng trăm xã, phường, thị trấn mặc dù nhiều giải pháp chống dịch đã được triển khai.
Sputnik

Dịch tả lợn châu Phi tiếp tục diễn biến phức tạp

Ủy Ban nhân dân thanh phố Hà Nội giao Thanh tra tiến hành kiểm tra, rà soát toàn bộ quy trình phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi tại các huyện, tránh để xảy ra tình trạng khai khống lợn mặc bệnh dịch chết để nhận tiền hỗ trợ.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội (Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội), lũy kế đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 32.610 hộ chăn nuôi (chiếm 40,4% tổng số hộ, cơ sở chăn nuôi) ở 2.378 thôn, tổ dân phố của 449 xã, phường, thị trấn thuộc 24 quận, huyện, thị xã của thành phố; làm mắc bệnh và tiêu hủy 540.384 con (chiếm 28,87% tổng đàn) với trọng lượng 36.951 tấn. Tổng số lợn nái, lợn đực giống phải tiêu hủy hơn 70.000 con, chiếm 13% tổng số lợn phải tiêu hủy trên địa bàn. 

Việt Nam tiêu hủy gần 6 triệu con lợn do dịch tả lợn châu Phi

Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp chống dịch, trong đó có cấp bổ sung 1.100 tỷ đồng hỗ trợ các huyện xử lý khắc phục. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã ban hành văn bản đôn đốc các địa phương, đơn vị trực thuộc tăng cường đôn đốc, kiểm tra và tiếp tục tổ chức, triển khai nghiêm túc, đồng bộ các giải pháp phòng chống, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Đồng thời, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội cũng thường xuyên chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội phối hợp với các quận, huyện, thị xã và ngành liên quan: Triển khai có hiệu quả 4 đợt tiêu độc, khử trùng đại trà trên địa bàn toàn thành phố với tổng số hóa chất đã cấp, sử dụng là 216 tấn.

Ngoài các đợt, vệ sinh, khử trùng tiêu độc đại trà, thành phố và chính quyền địa phương đã cấp bổ sung 265 tấn hóa chất và 8.733 tấn vôi bột để khử trùng, tiêu độc ổ dịch và nơi nguy cơ cao. Cùng với đó, chuẩn bị đầy đủ vật tư, trang thiết bị phục vụ phòng, chống dịch bệnh sẵn sàng đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh. 

Đợt bùng phát mới của dịch tả lợn châu Phi được phát hiện ở Campuchia

Tuy nhiên, bệnh dịch vẫn diễn biến phức tạp. Hàng trăm xã, phường, thị trấn dịch bệnh tái phát trở lại sau 30 ngày.

Được biết, Hà Nội có tổng đàn lợn lớn thứ hai cả nước (sau Đồng Nai) với 1,9 triệu con. Ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên được phát hiện là hộ chăn nuôi lợn rừng, sử dụng thức ăn tận dụng tại phường Ngọc Thụy (Long Biên) ngày 24/2.

Tính đến ngày 23/9/2019, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại trên 7.700 xã thuộc trên 600 huyện của 63 tỉnh, thành phố với tổng số lợn tiêu hủy là trên 5,1 triệu con, tổng trọng lượng là trên 290 nghìn tấn (chiếm khoảng 7% tổng sản lượng thịt lợn của cả nước trong năm). Trong đó, hơn 4.500 xã có lợn bệnh chưa qua 30 ngày; hơn 3.000 xã đã qua 30 ngày; hơn 500 xã có dịch bệnh đã qua 30 ngày nhưng sau đó lại phát sinh lợn bệnh). 

Việt Nam sản xuất thành công vắcxin phòng dịch tả lợn châu Phi

Xe tải chở lợn từ Đắk Lắk ra Hà Nội vượt trạm kiểm dịch ở Đà Nẵng

Chiều 2/11, Trạm Cảnh sát giao thông cửa ô Hoà Hiệp, Phòng CSGT (Công an TP Đà Nẵng), cho biết, đơn vị này vừa chuyển giao tang vật, phương tiện, hồ sơ xử lý xe tải chở động vật không có giấy kiểm dịch theo đúng quy định cho Chi Cục chăn nuôi và Thú y TP. Đà Nẵng giải quyết theo đúng thẩm quyền, chức năng.

Trước đó, khoảng 10 giờ 30 cùng ngày, tài xế Nguyễn Bá Quang (44 tuổi, ngụ H.Chương Mỹ, Hà Nội) điều khiển xe tải BS 29C - 760.31 chở 52 con lợn từ Đắk Lắk ra Hà Nội tiêu thụ. 

Kon Tum phát hiện thêm ổ dịch tả lợn châu Phi mới

Qua kiểm tra lái xe không xuất trình được giấy tờ đóng dấu kiểm định động vật của trạm kiểm dịch động vật Kim Liên. Theo tường trình của tài xế Nguyễn Bá Quang, người này đã điều khiển xe tải chở động vật cố tình vượt trạm, không chấp hành việc kiểm soát dịch tả lợn Châu Phi. 

Tổ công tác đã lập biên bản bàn giao cho Trạm kiểm dịch động vật Kim Liên xử lý theo thẩm quyền. Theo đó, Chi Cục chăn nuôi và thú y Đà Nẵng đã ra quyết định xử phạt hành chính 2,5 triệu đồng do trốn thực kiểm dịch tại các trạm kiểm dịch động vật đầu mối trên tuyến giao thông đường bộ.

Trung tá Nguyễn Ngọc Rạng, Trưởng Trạm CSGT cửa ô Hòa Hiệp, cho biết, thời gian qua, nhiều xe tải chở lợn từ các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên ra thường xuyên trốn trạm kiểm dịch. Nhiều người tỏ ra bất hợp tác khi bị CSGT chặn bắt, gây khó khăn cho lực lượng chức năng.

Thảo luận