Việt Nam sản xuất thành công vắcxin phòng dịch tả lợn châu Phi

© Ảnh : Thống Nhất –TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đi kiểm tra tình hình phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi xã Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Tiên Dương.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đi kiểm tra tình hình phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi xã Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Tiên Dương.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Các nhà khoa học Việt Nam đã phân lập được tế bào PAM để sản xuất vắcxin phòng dịch tả lợn châu Phi, đang nghiên cứu nhân lên số lượng lớn, đây là thông tin đáng chú ý vừa được VnExpress đăng tải.

Tại cuộc họp về "Giải pháp sử dụng vắcxin, chế phẩm sinh học" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức sáng 2/7, GS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết các nhà khoa học Việt Nam đã phân lập được tế bào PAM để sản xuất vắcxin phòng dịch tả lợn châu Phi, đang nghiên cứu nhân lên số lượng lớn.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Việt Nam gửi công điện về việc chống dịch tả lợn Châu Phi

Cách đây 4 tháng, Học viện bắt đầu nghiên cứu 4 loại vắcxin phòng dịch tả lợn châu Phi gồm (vắcxin vô hoạt (đã thử nghiệm trong phòng thí nghiệm), nhược độc truyền thống (đã làm các kỹ thuật tạo chủng virus, đang cấy chuyển thử nghiệm sinh học phân tử), vắcxin nhược độc tự nhiên (đang sàng lọc chọn chủng tự nhiên), vắcxin dùng công nghệ xóa gene (đang triển khai các nghiên cứu).

Với vắcxin vô hoạt, nhóm nghiên cứu thành công, phân lập, lựa chọn được một số chủng virus, lựa chọn môi trường sản xuất vắcxin và xác định được chủng virus cường độc để đánh giá chất lượng vắcxin.

"Bước đầu đạt kết quả tốt trong quy mô phòng thí nghiệm trong diện hẹp", GS Lan nói.

Nhóm nghiên cứu tiêm thử nghiệm trên đàn lợn của ông Trịnh Vũ Trình (Hưng Yên) đối với 14 heo nái từ ngày 18/4 và tiêm lặp lại mũi 2 vào ngày 12/5. Sau 8 tuần, 13 lợn nái sức khỏe vẫn bình thường, ăn uống tốt và đẻ con, có một con bị chết do dịch tả sau khi tiêm mũi 1. 

Vắc-xin - Sputnik Việt Nam
Đã chế tạo được vắc-xin chống mọi thứ bệnh

Thử nghiệm tiêm cho lợn khỏe và nhốt chung với đàn bị bệnh, kết quả cho thấy con được tiêm phòng không bị lây nhiễm.

Từ kết quả thí nghiệm, bà Lan khẳng định vắcxin an toàn và bảo hộ cao đối với lợn được tiêm phòng. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu và thử nghiệm ngắn, nhiều thí nghiệm đã được rút ngắn nên bà Lan cho rằng các loại vắcxin vẫn cần nghiên cứu tiếp trên diện rộng và cần lặp lại, bổ sung nhiều thí nghiệm để tối ưu hóa công thức và chất lượng vắcxin. Cần triển khai các nghiên cứu tiếp theo để tạo các vắcxin khác tốt hơn.

"Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần cấp kinh phí khẩn cấp cho nghiên cứu và sản xuất vắcxin dịch tả lợn châu Phi; tổ chức giúp Học viện đánh giá chất lượng vắcxin sản xuất ra để sớm đưa vào phục vụ sản xuất", GS Lan kiến nghị.

© Ảnh : Văn Long - TTXVN phátCán bộ thú y phun thuốc khử trùng vùng có dịch.
Việt Nam sản xuất thành công vắcxin phòng dịch tả lợn châu Phi - Sputnik Việt Nam
Cán bộ thú y phun thuốc khử trùng vùng có dịch.
Người dân chọn mua sản phẩm thịt lợn sạch tại chợ phường 7, thành phố Cà Mau. - Sputnik Việt Nam
Hiệu ứng thua lỗ dây chuyền từ dịch tả lợn ở Việt Nam

Tại cuộc họp, đại diện nhiều nhóm nghiên cứu đến từ các doanh nghiệp cũng giới thiệu về các kết quả bước đầu sản xuất vắcxin, chế phẩm sinh học có thể áp dụng vào chăn nuôi giúp phòng dịch bệnh tả lợn châu Phi.  

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng, Bộ sẽ chỉ đạo cơ quan chuyên môn, phối hợp cùng Học viện Nông nghiệp Việt Nam, sớm xây dựng quy trình khảo nghiệm, kiểm nghiệm vắcxin trong hoàn cảnh đặc biệt của Việt Nam. Bộ trưởng cũng chỉ đạo không chủ quan với các kết quả đạt được, cần tiếp cận theo các hướng sáng tạo nhất để đẩy nhanh các bước, sớm thương mại hóa vắcxin ra thị trường.

Trong suốt 100 năm qua, các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu sản xuất được 7 dòng vắcxin dịch tả lợn Châu Phi (đã đánh giá tính hiệu lực) từ các chủng giống virus nhược độc.

Mô hình nuôi lợn của đoàn viên xã Quỳnh Thắng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.  - Sputnik Việt Nam
Chống dịch tả lợn Châu Phi ở Việt Nam: cả nước vào cuộc
Tuy nhiên, việc thương mại hóa các loại vắcxin này gặp nhiều khó khăn, do chi phí sản xuất rất cao, vì vậy việc phòng bệnh cho các trang trại chăn nuôi lợn với dịch tả lợn châu Phi không được thực hiện. Mỗi khi mầm bệnh lây lan, biện pháp được áp dụng là tiêu hủy đàn lợn.

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở Việt Nam hơn 4 tháng và lây lan nhanh trên 60 tỉnh, thành trên cả nước. Đã có gần 3 triệu con lợn nhiễm bệnh ở đã bị tiêu hủy. Hiện dịch vẫn chưa có dấu hiệu giảm và nguy cơ tiếp tục lây lan các tỉnh còn lại, nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала