Hệ thống thủy lợi lớn nhất miền Tây được triển khai xây dựng

Dự án Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé giai đoạn 1 được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) triển khai xây dựng tại huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang.
Sputnik

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) phối hợp cùng UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức hội nghị “Phát động phong trào thi đua thực hiện Dự án Hệ thống thủy lợi Cái Lớn-Cái Bé giai đoạn 1”. Hội nghị có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Võ Thành Thống, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Phạm Vũ Hồng, lãnh đạo các tỉnh Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu.

Nông nghiệp Hà Nội phải trở thành một nền nông nghiệp hiện đại trên thế giới

Hội nghị được tổ chức ngay tại vị trí sẽ triển khai công trình lớn nhất của dự án, xây dựng cống Cái Lớn dưới lòng sông Cái Lớn tại huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Gói thầu có giá trị 1.800 tỷ đồng do liên danh trúng thầu là Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính (Công ty Trung Chính) – Công ty CP Lilama 10 – Công ty CP Xây dựng Trung Nam 18 E&C – Công ty CP Xây dựng đê kè và Phát triển nông thôn Hải Dương – Công ty TNHH Xây dựng và Khảo sát công trình Thanh Tuấn – Công ty TNHH Hòa Hiệp thực hiện. Thời gian thực hiện công trình dự kiến là 25 tháng.

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé tăng cường khả năng thoát lũ, tiêu úng, tiêu chua và cải tạo đất trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng và sụt lún đất. Kết hợp tuyến để biển Tây tạo thành cụm công trình phòng chống thiên tai, nước dâng do bão, giảm ngập úng khi mặt đất hạ thấp (do sụt lún đất). Vận hành cống để cắt triều cường trong trường hợp mưa lũ lớn và mở cửa để đầy nhanh tiêu thoát khi triều cường xuống.

Miền Trung tiếp tục đón cơn bão mới

Bên cạnh, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé tăng cường việc phòng chống thiên tai: tăng cường tiêu thoát và giảm ngập úng cho vùng hưởng lợi của dự án; giảm khối lượng đắp đập tạm hàng năm của tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang. Trữ nước vào mùa mưa để phục vụ tiêu chua, rửa phèn, cải tạo đất và phục vụ sản xuất, sinh hoạt trong mùa khô, giảm quy mô và diện tích khai thác nước ngầm. Tạo nguồn cấp nước bổ sung để duy trì hệ sinh thái của rừng, phòng và chống cháy rừng trong mùa khô.

Đồng thời, dự án hướng tới mục tiêu kết hợp phát triển cơ sở hạ tầng giao thông bộ, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong khu vực.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Mai Anh Dũng chia sẻ, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây tác động rất lớn tới vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Cuộc sống của người dân những năm qua bấp bênh, phụ thuộc hoàn toàn vào sự thất thường của thiên tai, nguồn nước. 

Cán bộ ở Kiên Giang đi Canada và Mỹ học kinh nghiệm xổ số rồi... nghỉ hưu

Nhà thầu cam kết về đích sớm trước hạn

Thay mặt liên danh nhà thầu thi công cống Cái Lớn – Cái Bé, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Trung Nam 18 E&C Bùi Mạnh Hùng khái quát, dự án thủy lợi 3.300 tỷ đồng sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ, do Bộ NN&PTNT làm chủ đầu tư có ý nghĩa to lớn với việc ổn định cuộc sống toàn bộ khu vực bán đảo Cà Mau.

Theo thiết kế, cống sông Cái Lớn có chiều rộng thông nước 455 m, gồm 11 khoang và âu thuyền rộng 15 m. Cống sông Cái Bé có chiều rộng thông nước 85 m, gồm 2 khoang và âu thuyền rộng 15 m. Cửa van cống, âu thuyền bằng thép, vận hành bằng hệ thống xi lanh thủy lực. Trên cống có cầu giao thông. Đê nối hai cống với quốc lộ 61 dài hơn 5,7 km, mặt đê rộng 9 m, phần xe chạy 7 m.

Hệ thống thủy lợi lớn nhất miền Tây được triển khai xây dựng

Đại diện nhà thầu cho hay doanh nghiệp là đơn vị từng đảm nhận xây dựng những công trình lớn khắp nước, thi công các dự án hạ tầng giao thông, thủy lợi, tiêu biểu như dự án cống chống ngập TPHCM, thủy điện Lai Châu, cầu Bạch Đằng trên tuyến cao tốc Hải Phòng – Hạ Long, đường vành đai II Hà Nội.

Theo lãnh đạo Bộ NN&PTNT, đây là dự án phức tạp về kỹ thuật và xã hội. Do vậy, trong quá trình lập, thẩm định dự án, Bộ đã rất thận trọng, tập trung các đơn vị và chuyên gia đầu ngành của mọi lĩnh vực, giao cho nhóm chuyên gia, nhà khoa học của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đánh giá độc lập. Trường Đại học Cần Thơ đã thực hiện việc phản biện xã hội về dự án, với nhiều cuộc hội thảo, hội nghị chuyên đề để lấy ý kiến nhiều nhóm đối tượng.

TP.HCM muốn rà soát lại quy hoạch chống ngập

Kết quả nghiên cứu cho thấy dự án đáp ứng nhiệm vụ kiểm soát nguồn nước, hỗ trợ việc sản xuất ổn định, bền vững đối với các mô hình sản xuất theo hệ sinh thái tự nhiên cho vùng mặn, ngọt, lợ trong vùng dự án.

Thời gian thực hiện dự án kể từ tháng 10/2019 và dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng trước ngày 31/12/2021. Đại diện nhà thầu cam kết sẽ làm vượt tiến độ đề ra, ít nhất là 3 tháng so với kế hoạch được phê duyệt.

Thảo luận