TP.HCM muốn rà soát lại quy hoạch chống ngập

© Ảnh : Trần Xuân Tình - TTXVNNgập nặng trên đường Mễ Cốc, quận 8.
Ngập nặng trên đường Mễ Cốc, quận 8. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ủy Ban nhân dân TP.HCM gửi kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ xin phép tiến hành nghiên cứu, rà soát tổng thể Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng.

Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng không còn phù hợp với thực tế

Ủy Ban nhân dân (UBND) TP.HCM cho biết quy hoạch được phê duyệt tại Quyết định số 1547/QĐ-TTg ngày 25/10/2008 đã không còn phù hợp với thực tế, với tình hình biến đổi khí hậu, nước biển dâng và quy hoạch phát triển chung của thành phố hiện nay.

© Ảnh : Trần Xuân Tình - TTXVNNgập nặng ở khu vực quận 1
TP.HCM muốn rà soát lại quy hoạch chống ngập - Sputnik Việt Nam
Ngập nặng ở khu vực quận 1

Thành phố cho biết cần nghiên cứu, rà soát tổng thể quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực TP.HCM đảm bảo kết nối đồng bộ với quy hoạch tiêu thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố để tích hợp vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của TP.HCM thời kỳ 2021 - 2030. Trên cơ sở đó, thành phố đề xuất các giải pháp công trình và phi công trình kết nối với quy hoạch tổng thể tiêu thoát nước nhằm khép kín toàn bộ hệ thống. Việc này nhằm phát huy hiệu quả trong việc phòng, chống ngập úng cho thành phố trong tương lai.

Mưa lớn gây ngập úng tại đường Chiến Thắng (quận Thanh Xuân) - Sputnik Việt Nam
5 người thiệt mạng, 14 người mất tích do bão Wipha

Theo UBND TP.HCM, quy hoạch cần phù hợp với quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng Đông Nam Bộ giai đoạn đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050 thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Hiện tại TP.HCM đang thực hiện hai quy hoạch chống ngập, gồm quy hoạch tổng thể thoát nước đến năm 2020 (quy hoạch 752) và quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực TP.HCM (quy hoạch 1547).

Nguồn lực để thực hiện hai quy hoạch này lên tới 96.329 tỉ đồng. Giai đoạn trước năm 2016 đã có ba dự án triển khai với tổng số vốn 22.948 tỉ đồng; giai đoạn 2016 - 2020 cần 73.379 tỉ đồng. Tổng số vốn còn thiếu để thực hiện hoàn chỉnh hai quy hoạch nêu trên lên tới 46.527 tỉ đồng.

© Ảnh : Trần Xuân Tình - TTXVNNgập nặng trên đường Mễ Cốc, quận 8
TP.HCM muốn rà soát lại quy hoạch chống ngập - Sputnik Việt Nam
Ngập nặng trên đường Mễ Cốc, quận 8

Trong giai đoạn 2016 - 2020, thành phố đã ưu tiên bố trí vốn để thực hiện các công trình giảm ngập trọng điểm trên địa bàn như giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khi hậu giai đoạn 1, cải tạo kênh Ba Bò, kênh Hiệp Tân, đường Kinh Dương Vương, đường An Dương Vương, đường Ngô Gia Tự, đường Gò Dầu.

Ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho rằng nguyên nhân của việc ngập nước là do lượng mưa những năm gần đây đạt vũ lượng cao, mức đỉnh triều cường cũng cao hơn các năm trước, mức độ lún và tốc độ đô thị hoá nhanh gây áp lực lớn cho hệ thống thoát nước vốn đã cũ; ngoài yếu tố tự nhiên ra còn do công tác quản lý chưa tốt, quy hoạch chưa có giải pháp phối hợp đồng bộ.

Đỉnh triều liên tiếp vượt báo động

Theo số liệu thống kê, trong 3 năm gần đây, TP.HCM đã xuất hiện 21 đỉnh triều đạt và vượt mức báo động cấp III (1,5m). Trong năm 2018, do ảnh hưởng của bão số 9 gây ra mưa lớn, lượng mưa đo được tại Trạm Tân Sơn Hòa (gần sân bay Tân Sơn Nhất) là 401mm làm ngập khoảng 102 tuyến đường, chiều sâu ngập 10cm đến 70cm.

Bên ngoài thướt tha công chúa, bên trong...cầu thủ bóng đá. - Sputnik Việt Nam
Tính hài hước lạc quan của người Việt qua đám cưới đúng ngày giông bão (Ảnh)

Đầu tháng 10/2019 vừa qua, đợt triều cường đỉnh triều trên hệ thống sông Sài Gòn-Đồng Nai đã lập mức đỉnh lịch sử mới là 1,77m (vượt mức báo động 3 là 0,27m). Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết mực nước tại các trạm vùng hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai tiếp tục lên nhanh trong những ngày tới và ở mức cao.

Dự báo ngày 27/10, tại trạm Phú An (sông Sài Gòn) đỉnh triều đạt 1,61 m (vượt báo động 3 là 0,11 m); tại trạm Nhà Bè (kênh Đồng Điền) triều đạt mức 1,63 m (vượt báo động 3 là 0,13 m). Triều cường lên nhanh và đạt đỉnh 1,70 m vào ngày 29/10, sau đó xuống chậm.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала