Việt Nam sẽ tìm cách thúc đẩy ASEAN đoàn kết chống Trung Quốc

Việt Nam chính thức đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN trong một năm. Các chuyên gia và các ấn phẩm hàng đầu thế giới bắt đầu đưa ra những dự báo về việc Việt Nam sẽ làm chủ tịch ASEAN năm 2020 như thế nào? Nhiều nhà quan sát cho rằng, các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông sẽ được đặt vào trọng tâm chú ý.
Sputnik

ASEAN đặt Biển Đông vào trọng tâm chú ý

Lập trường cứng rắn của Việt Nam trong vấn đề này là điều dễ hiểu: vào mùa hè, một tàu thăm dò của Trung Quốc đã khảo sát ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong thời gian hai tháng. Và không ai có thể bảo đảm được rằng, chắc chắn Trung Quốc sẽ không nối lại các hoạt động như vậy ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và quyền của Việt Nam đối với vùng biển và tài nguyên dưới đáy biển ở khu vực này sẽ không bị hạn chế nhiều hơn nữa do các hành động của Trung Quốc.

Biển Đông: Nếu kiện, Việt Nam sẽ thắng Trung Quốc
Để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình, Hà Nội đang xem xét khả năng khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, và Công ước về luật biển của Liên Hiệp quốc có đủ các cơ chế cho Việt Nam áp dụng những biện pháp này ,- Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hoài Trung đã tuyên bố tại Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông ở Hà Nội.

Các chuyên gia suy đoán, Hà Nội sẽ hành động rất cẩn thận, sẽ tìm cách tăng cường sự gắn kết của ASEAN để đạt đồng thuận về hòa bình và ổn định ở Biển Đông, an ninh hàng hải và bảo vệ tài nguyên biển và môi trường. Nhưng, Trung Quốc sẽ không cảm thấy thoải mái.

COC: thỏa thuận ràng buộc hay văn kiện chính trị?

Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) đang được đàm phán từ cuối thế kỷ trước, có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết vấn đề. Đến nay, các bên chỉ đạt được thỏa thuận về “văn bản dự thảo đàm phán duy nhất” (Single Draft Negotiating Text – SDNT) mà Bắc Kinh và ASEAN cam kết sẽ hoàn thiện văn kiện này đến năm 2022. Vấn đề chính là quy chế của thỏa thuận này.

Hà Nội lên tiếng việc Trung Quốc nói Việt Nam làm phức tạp tình hình Biển Đông

“Việt Nam sẽ ủng hộ quan điểm của ASEAN để Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông mang tính ràng buộc về mặt pháp lý, - chuyên gia về Đông Nam Á, Phó chủ nhiệm Khoa Chính trị học của Học viện MGIMO, bà Ekaterina Koldunova, đại biểu tham dự Hội thảo Khoa học Quốc tế về Biển Đông tại Hà Nội cho biết. - Liệu ASEAN sẽ thành công hay không?  Vấn đề này là khá phức tạp. Ở đây có hai phương án: hoặc là ASEAN ký kết thỏa thuận với Trung Quốc và văn kiện này mang tính ràng buộc về mặt pháp lý có thể hạn chế hiệu quả các hành vi của Trung Quốc ở vùng biển mà các nước Đông Nam Á đang phấn đấu. Hoặc là các bên ký kết một tài liệu chính trị không áp đặt bất kỳ nghĩa vụ pháp lý nào, mà Trung Quốc ủng hộ phương án này. Mặc dù Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc trong bài phát biểu của mình nhắc đến công thức “ràng buộc”, có vẻ như là một sự nhượng bộ đối với phía ASEAN, nhưng, không có từ nào về tính ràng buộc pháp lý, mà đây là vấn đề chính gây ra tranh luận giữa ASEAN và Trung Quốc”.

Kinh nghiệm của châu Âu không thể được sử dụng ở Biển Đông

Liên minh châu Âu đang trở thành một cầu thủ mới trong cuộc xung đột ở Biển Đông, họ hoạt động rất tích cực theo hướng này, - bà Ekaterina Koldunova nói.

Theo bạn, tranh chấp trên Biển Đông nên được giải quyết như thế nào?Đường lối ngoại giao hòa bìnhĐối thoại cấp caoCan thiệp 3 bênTòa án quốc tếKhông quan tâm chủ đề này

“Các nước Châu Âu cho rằng, họ cần phải hiện diện trong khu vực này vì họ có lợi ích kinh tế ở đây, và không nên chuyển giao cho Trung Quốc tất cả mọi thứ”,  - chuyên gia nhận xét.

Điều đáng chú ý là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc (NISCS) đã nhấn mạnh rằng, thành công của EU trong việc thiết lập các cơ chế hợp tác ở Địa Trung Hải, Biển Baltic, Biển Bắc và Biển Đen là một tấm gương đối với Trung Quốc, và Bắc Kinh sẵn sàng học hỏi từ những kinh nghiệm này. Một ví dụ: vào cuối những năm 1960, Đan Mạch, Đức và Hà Lan đã yêu cầu Tòa án Công lý Quốc tế xem xét, giải quyết tranh chấp giữa họ với nhau liên quan đến thềm lục địa Biển Bắc. Phán quyết của Tòa án đã giúp các bên giải quyết tranh chấp. Năm 2016, sau khi Tòa án Trọng tài quốc tế PCA ở The Hague bác bỏ đường lưỡi bò trong vụ Philippines kiện Trung quốc, Bắc Kinh đã bỏ qua quyết định này và tuyên bố rằng toàn vẹn lãnh thổ của đất nước không thể bị thiệt hại do điều đó. Chính bởi vậy, các chuyên gia châu Âu cho rằng, các tranh chấp hàng hải ở Đông Nam Á không thể được giải quyết vì các bên thiếu sự tin cậy lẫn nhau.

Thảo luận