Việt Nam nên có bộ quy chuẩn về trang phục truyền thống áo dài?

“Tôi có ý kiến với nhà nước đó là đưa ra một bộ quy chuẩn về trang phục truyền thống thế kỷ 21 là áo dài. Dựa trên đó để phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam. Khẳng định trong thế kỷ này áo dài là trang phục truyền thống”, NTK áo dài và trang phục truyền thống Việt Nam Quang Huy nói với Sputnik.
Sputnik

Vừa qua, trên trang điện tử China Daily của Trung Quốc có nguyên một bài báo và hình ảnh bộ thiết kế thời trang của Ne Tiger gọi những chiếc áo dài và nón lá của Việt Nam là phong cách Trung Quốc. Sự kiện này đã gây làn sóng phẫn nộ trong cư dân mạng, các chuyên gia văn hóa, các NTK thời trang của Việt Nam. Họ cho rằng sau Biển Đông, Trung Quốc còn âm mưu chiếm đoạt cả tà áo dài và chiếc nón lá quen thuộc, mang tính truyền thống, thể hiện tinh thần dân tộc của người Việt Nam.

Việt Nam nên có bộ quy chuẩn về trang phục truyền thống áo dài?

Phải chăng đề tài trên đang được “chính trị hóa”? Việt Nam cần phải làm gì để giữ vững thương hiệu áo dài của mình đã được khẳng định?

Phóng viên Sputnik đã có cuộc trao đổi với NTK áo dài và trang phục truyền thống nổi tiếng của Việt Nam Quang Huy, người đã có đóng góp lớn trong việc quảng bá hình ảnh áo dài của Việt Nam ra thế giới.

Bộ sưu tập “Một Vành đai” có ảnh hưởng xấu tới thương hiệu áo dài Việt Nam?

Sputnik: Bộ sưu tập “Một Vành đai” của nhà thiết kế Ne Tiger tượng trưng cho sự hội nhập văn hóa của các nước Đông Nam Á nằm trên “Con đường tơ lụa”.  Theo giải thích của NTK thì ông ta đã sử dụng nhiều họa tiết đặc trưng các nước trong khu vực như Việt Nam Malaysia, Thái Lan, Singapore trong bộ thiết kễ để nhằm tăng tính sinh động và sáng tạo. Tuy nhiên, làn sóng  Việt Nam thì cho rằng đây là sự sao chép trắng trợn và vô cùng phẫn nộ trước việc áo dài được gọi là phong cách Trung Quốc. Theo anh, sự kiện trên có ảnh hưởng xấu tới thương hiệu áo dài của Việt Nam không?

NTK Quang Huy: Thứ nhất , áo dài như hiện nay đã là định hình trang phục truyền thống của Việt Nam. Kể cả việc từ “áo dài” cũng không có từ tiếng anh thay thế, cho nên thay đổi điều này cũng khó.

Trung Quốc gọi áo dài, nón lá Việt Nam là phong cách Trung Quốc

Thứ hai, việc  một nhà thiết kế Trung Quốc lấy ý tưởng cảm hứng về con đường tơ lụa, rồi cho là trang phục các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam là phong cách Trung Quốc, theo tôi. đó có thể chỉ là một ý là nhờ có con đường tơ lụa đó thì sự phát triển trang phục mới là câu chuyện để kể và là cảm hứng cho các thiết kế lần này thành các tác phẩm của các nước, nhưng tựu trung đó là của Trung Quốc.

Tôi không cho rằng, sự kiện trên ảnh hưởng xấu tới thương hiệu áo dài Việt Nam.

Điều quan trọng bây giờ là các NTK Việt Nam có khẳng định tiếp được giá trị của tà áo dài nữa hay không.

Việt Nam nên có bộ quy chuẩn về trang phục truyền thống áo dài?

Sau vụ này, tôi nghĩ, áo dài lại có thêm vị trí mới trong lòng bè bạn quốc tế, vì nhắc tới áo dài và nón lá thì ai cũng biết đó là của Việt Nam. Khi NTK Trung Quốc phải nhận đó là phong cách Trung Quốc thì đó cũng là niềm tự hào về vị thế của áo dài trên thế giới rồi.

NTK Trung Quốc: Thiếu ý tưởng, nên tìm tới hình ảnh áo dài Việt Nam

Sputnik: Cư dân mạng Việt Nam còn phẫn nộ cho rằng, sau Biển Đông, Trung Quốc còn âm mưu chiếm đoạt cả tà áo dài và chiếc nón lá quen thuộc - biểu tượng truyền thống và tinh thần dân tộc của người Việt Nam.  

NTK Quang Huy: Theo tôi  nghĩ thì mọi người đang chính trị hoá sự việc này thôi.

Việt Nam nên có bộ quy chuẩn về trang phục truyền thống áo dài?

Có rất nhiều NTK nổi tiếng trên thế giới cũng khai thác văn hóa châu Á. Họ chỉ là cá nhân, hoặc cùng lắm là một tổ chức doanh nghiệp. Họ đi tìm một cảm hứng mới, tìm một giá trị văn hóa mới để khai thác, bởi những gì họ và nhiều NTK trước đây làm đã quá nhàm và trùng lặp. Cho nên, họ khai thác giá trị ở những nước xa, những vùng đất lạ. Mà Việt Nam cũng đang là một trong những tâm điểm để họ khai thác. Mình nên tự hào về điều đó. Họ thiếu thì họ mới phải đi tìm những thứ khác, và vơ vào là của họ. Trường hợp BST  “Một Vành đai” của NTK Ne Tiger cũng vậy.

Việt Nam nên có bộ quy chuẩn về trang phục truyền thống – áo dài

Sputnik: Với tư cách là NTK áo dài và trang phục truyền thống, theo anh thì Việt Nam cần phải làm gì để tiếp tục khẳng định và gìn giữ thương hiệu áo dài của mình?

NTK Quang Huy: Tôi có ý kiến với nhà nước đó là đưa ra một bộ quy chuẩn về trang phục truyền thống thế kỷ 21 là áo dài. Dựa trên đó để phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam. Khẳng định trong thế kỷ này áo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam.

Các NTK Việt Nam phải sáng tạo, nhiệt quyết hơn nữa trong việc gìn giữ bộ sắc phục dân tộc này, để tiếp tục khẳng định vị thế của áo dài.

Việt Nam nên có bộ quy chuẩn về trang phục truyền thống áo dài?

Tôi tự hào là mình cũng góp phần đóng góp công sức trong việc tạo nên vị thế hiện nay của áo dài Việt Nam.

Sputnik: Áo dài duyên dáng, thướt tha trong nghiêm trang, thùy mị, là nét đẹp thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Áo dài là sự tinh tế, tinh thần tự hào của dân tộc Việt Nam. Không cần phải chứng minh áo dài là của Việt Nam nữa. Sáng tạo và đưa áo dài Việt quảng bá ra thế giới nhiều hơn để bạn bè quốc tế biết đến rộng rãi – sứ mệnh của các NTK Việt Nam.

Thảo luận