Sự hiện diện của Mỹ ở Crưm
Ông lưu ý rằng chủ đề này đã được thảo luận tích cực sau thời điểm năm 2008, khi đó Kiev không nhận được kế hoạch hành động để trở thành thành viên của NATO. Theo ông, trong tương quan này, ông đã gặp cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice và ký một điều lệ về hợp tác chiến lược, trong đó bao gồm điều khoản về khả năng mở rộng sự hiện diện của Mỹ ở Crưm.
“Quý vị biết không, ở đó có một điều rất thú vị, tôi nhớ rằng chúng tôi đã bàn về điểm này trong một thời gian rất dài, rằng cần lập ra đại diện danh dự hay ngoại giao của Hoa Kỳ ở Simferopol, ở Crưm”, - ông Handogiy nói thêm.
“Đúng, tôi và ông Taylor, Đại sứ Hoa Kỳ tại Ukraina nhiệm kỳ 2006-2009, hồi đó ông ấy vẫn là đại sứ, chúng tôi đã thảo luận rất kỹ về vấn đề này”, - cựu Bộ trưởng Ngoại giao Ukraina Volodymyr Ogryzko xác nhận.
Crưm trở thành một vùng đất của Nga vào tháng 3 năm 2014 theo kết quả cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức sau cuộc đảo chính ở Ukraina. 96,77% cử tri tại Cộng hòa Crưm và 95,6% cư dân của Sevastopol ủng hộ quyết định này.