Vinamilk lên tiếng về tin đồn nhập khẩu nguyên liệu sữa

Trước loạt tin đồn về nguồn nguyên liệu sản xuất và việc sản phẩm sữa của Vinamilk không phải là sữa tươi như quảng cáo hay ghi trên bao bì, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã có thông báo chính thức về vấn đề này.
Sputnik

Tin đồn về nguyên liệu sữa của Vinamilk

Vốn là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) là doanh nghiệp chuyên kinh doanh, sản xuất các sản phẩm từ sữa hàng đầu với nhiều dòng sản phẫm cho cả người lớn lẫn trẻ em như sữa tươi, sữa bột, sữa chua, sữa đặc, kem, phô-mai.

Tuy nhiên, những ngày cuối tháng 11.2019, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện một số tin đồn về hoạt động nhập khẩu nguyên liệu của Vinamilk. Cụ thể, một tài khoản Facebook đăng những tấm ảnh chụp được cho là về danh sách nhập khẩu nguyên liệu của Vinamilk, trong đó có nhiều loại bột sữa gầy, bột sữa béo.

Sữa Việt Nam chuẩn bị được xuất khẩu sang Trung Quốc
Chưa hết, tài khoản Facebook này sau đó cho rằng sữa của Vinamilk “không phải là sữa tươi như quảng cáo và ghi trên bao bì”.

Trước những thông tin không chính xác về nguồn nguyên liệu sản xuất sữa và các sản phẩm sữa, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã có thông báo chính thức về việc này nhằm khẳng định “sự trong sạch” của doanh nghiệp.

Vinamilk lên tiếng về nguồn nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm sữa

Theo đó, Vinamilk khẳng định, nguyên liệu sữa được tập đoàn này nhập khẩu để sản xuất sữa bột đều có xuất xứ/ nguồn gốc 100% từ các nước Mỹ, Úc, New Zealand, châu Âu và Nhật Bản,

Cụ thể, theo thông cáo báo chí được đơn vị này phát đi, Vinamilk khẳng định, Công ty là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa hàng đầu tại Việt Nam với đa dạng các dòng sản phẩm như: sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa tươi, sữa chua, sữa đặc, kem, phô mai.

Trong những ngày gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin không chính xác, thất thiệt về hoạt động nhập khẩu nguyên liệu của Vinamilk.

Vinamilk chính thức mua công khai gần 47% cổ phần GTNfoods với giá 1.517 tỷ đồng
Để tránh gây nhiểu nhầm cho người tiêu dùng về chất lượng các sản phẩm sữa của Công ty, Vinamilk khẳng định, để sản xuất các sản phẩm sữa bột (trẻ em và người lớn) và bột dinh dưỡng, ngoài việc sử dụng các nguyên liệu trong nước, Vinamilk đồng thời thực hiện việc nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu.

“Đối với các sản phẩm sữa bột, Vinamilk đang đứng đầu thị trường trong nước về sản lượng và doanh số bán ra của ngành hàng sữa bột trẻ em. Công ty cũng xuất khẩu sản phẩm đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó, sữa bột trẻ em là một trong những sản phẩm thế mạnh. Nguyên liệu sữa được Vinamilk nhập khẩu để sản xuất sữa bột đều có xuất xứ/nguồn gốc 100% từ các nước Mỹ, Úc, New Zealand, EU và Nhật Bản”, thông cáo báo chí của Vinamilk khẳng định.

Bên cạnh đó, nói về vùng nguyên liệu sữa tươi, Vinamilk cho biết, Công ty đã và đang đẩy mạnh phát triển vùng nguyên liệu nhằm phục vụ tốt nhất cho quá trình sản xuất sản phẩm sữa tươi.

Vinamilk hiện đang sở hữu 12 trang trại bò sữa, hợp tác và ký hợp đồng trực tiếp với gần 6.000 hộ chăn nuôi bò sữa, đồng thời, quản lý gần 130.000 con bò với sản lượng sữa tươi nguyên liệu bình quân từ 950 tấn -1.000 tấn/ngày.

“Tất cả các sản phẩm sữa tươi của Vinamilk đều được sản xuất từ 100% sữa tươi nguyên liệu, đảm bảo tuân thủ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm sữa tươi nguyên liệu. Hơn nữa, các sản phẩm sữa tươi nhãn hiệu Vinamilk 100% hiện đang đứng đầu về sản lượng và doanh số bán ra trong phân khúc sữa tươi, ngành hàng sữa nước”, thông cáo của doanh nghiệp cho biết.

Thông cáo báo chí do Giám đốc điều hành Vinamilk ký và khẳng định, những thông tin nêu trong văn bản là chính xác và đề nghị các cá nhân, đơn vị, đảm bảo sự toàn vẹn khi đăng tải thông tin.

Vốn hóa của Vinamilk sụt giảm vì tin đồn liên quan đến nguyên liệu sữa

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) mã chứng khoán HOSE: VNM, là một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam.

‘Nữ tướng’ Mai Kiều Liên trước quyết định lịch sử tại Vinamilk
Trong phân tích gần đây, Công ty cổ phần chứng khoán Kiến thiết (VNCS) cho biết, hầu hết các dòng sản phầm của Vinamilk luôn chiếm 50% thị phần sữa. Tuy nhiên, dòng sản phẩm mang lại giá trị cao là sữa bột, thì Vinamilk phải chịu sự cạnh tranh của nhiều công ty ngoại nên chỉ chiếm 30% thị phần.

Chi phí nguyên vật liệu chiếm trên 50% trển tổng chi phí sản xuất và kinh doanh của Vinamilk. Điều này cho thấy giá nguyên vật liệu đầu vào sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí sản xuất của doanh nghiệp.

Chứng khoán Kiến Thiết cũng khẳng định:

“Hiện tại, sữa tươi và sữa bột nguyên liệu là hai nguồn nguyên liệu chủ yếu của Vinamilk. Về bột sữa nguyên liệu, doanh nghiệp vẫn phải chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài khoảng 30%”.

Trong một diễn biến khác, mở đầu phiên giao dịch sáng 2.12, cổ phiếu VNM của Vinamilk đánh mất lợi thế và để mất 1600 đồng tương ứng với 1,32% xuống còn 119.900 đồng/ cổ phiếu.

Việc cổ phiếu VNM mất điểm và giảm giá sáng nay đã có ảnh hưởng đáng kể đến diễn biến thị trường chứng khoán, bởi đây cũng là mã có tác động tiêu cực nhất lên VN-Index, theo Dân Trí. Riêng vốn hoá Vinamilk chỉ trong một buổi sáng bị thiệt hại khoảng 2.786,7 tỷ đồng.

Trong sáng nay, các chỉ số đều giảm trước áp lực bán mạnh. Tăng đầu phiên nhưng VN-Index vẫn phải tạm kết với mức giảm 1,14 điểm tương ứng 0,12% xuống 969,61 điểm và HNX-Index cũng mất 0,36 điểm tương ứng 0,35% còn 102,14 điểm. Trên UPCoM, chỉ số tăng nhẹ 0,06 điểm tương ứng 0,1% lên 55,72 điểm.

Forbes bình luận về lợi nhuận "khủng" của Vinamilk
Bên cạnh đó, thống kê toàn thị trường cho thấy, có tới 996 mã không có giao dịch. Thanh khoản vẫn chỉ tập trung tại một số mã như ROS, HAI, FLC. Theo đó, mức thanh khoản khá thấp, chỉ 90,24 triệu đơn vị trên HSX tương ứng 1.900,23 tỷ đồng đổ vào giải ngân mua cổ phiếu. Con số này trên HNX lần lượt là 12,88 triệu cổ phiếu và 129,77 tỷ đồng; trên UPCoM là 3,01 triệu cổ phiếu tương ứng 63,67 tỷ đồng.

Trên thị trường còn ghi nhận, 317 mã giảm giá, 27 mã giảm sàn so với 210 mã tăng và 25 mã tăng trần trên tất cả các sàn.

VCBS nhận định cho rằng, đà lao dốc của thị trường phần nào sẽ giảm tốc và VN-Index cũng ghi nhận xu hướng tích lũy đi ngang trong vài phiên gần đây cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã dần ổn định trở lại.

Bên cạnh đó, các chuyên gia phân tích cho rằng, xu hướng của chỉ số trong tuần này sẽ là dao động trong vùng 970- 980 điểm và chờ đợi cân bằng cung- cầu được xác lập ổn định hơn đi cùng mặt bằng giá mới, qua đó thu hút dòng tiền quay trở lại.

VCBS cũng nêu rõ, nhà đầu tư được khuyến nghị cơ cấu tài khoản theo hướng hạ đòn bẩy và chỉ nên ưu tiên giải ngân từ từ để tích lũy cổ phiếu với tầm nhìn đầu tư trung dài hạn dựa trên triển vọng kinh doanh của các công ty này trong năm 2020.

Thảo luận