Bộ Ngoại giao lên tiếng vụ người Việt đe dọa chủ quyền Campuchia, hối lộ nhân viên lãnh sự ở Nhật

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng bình luận vụ người gốc Việt di dời khỏi Biển Hồ mua đất đai, đe dọa đến an ninh chủ quyền của Campuchia cũng như tin một phụ nữ Việt đưa hối lộ nhân viên lãnh sự tại Nhật Bản.
Sputnik

Người Việt mua đất, đe dọa an ninh chủ quyền của Campuchia?

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã bác bỏ thông tin có nhiều người Việt di dời khỏi Biển Hồ, mua đất đai của Campuchia, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh chủ quyền của nước này.

Tại buổi họp báo thường kỳ chiều 5.12, trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến thông tin có nhiều người gốc Việt sau khi bị chính quyền tỉnh Kampong Chhang buộc phải di dời khỏi Biển Hồ đã mua đất đai, gây đe dọa đến an ninh, chủ quyền của Campuchia, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng bình luận, làm rõ vấn đề này, đồng thời khẳng định, đây là những thông tin không hề có cơ sở.

Việt Nam và Campuchia giải quyết vấn đề biên giới như thế nào?

“Tôi cho rằng đây là thông tin hoàn toàn không có cơ sở”, bà Lê Thị Thu Hằng thắn thắn trả lời phóng viên trong họp báo thường kỳ chiều 5.12.
“Việt Nam hiểu chủ trương phát triển kinh tế xã hội bền vững của Campuchia, trong đó có việc di dời người dân sống ở khu vực Biển Hồ. Các cơ quan đại diện Việt Nam ở Campuchia luôn theo dõi sát sao việc di dời, kịp thời có các biện pháp hỗ trợ bà con gốc Việt thuộc diện di dời và kêu gọi bà con tôn trọng pháp luật của nước sở tại”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Vấn đề người gốc Việt ở Biển Hồ vẫn thường trực là chủ đề thảo luận tại những cuộc gặp giữa lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Campuchia. Từ năm 2018, chính quyền tỉnh Kampong Chhnang đã triển khai kế hoạch di dời những ngôi làng tập trung nhiều người gốc Việt lên bờ và hơn một ngàn gia đình được phân tái định cư ở địa điểm khác.

Đến đầu năm 2019, địa phương này lại ra thông báo hoãn di dời 750 hộ gia đình gốc Việt ở Biển Hồ đến tháng 7.2019. Theo thông tin trước đó, khoảng hơn 3000 gia đình người gốc Việt đã tình nguyện chuyển đến khu tái định cư ở vùng đất cao hơn.

Việt Nam xác minh vụ hối lộ nhân viên lãnh sự tại Nhật

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc người Việt hối lộ nhân viên Tổng lãnh sự quán Việt Nam ở Fukuaka để hoàn thiện giấy tờ cho những người Việt Nam khác, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết:

“Chúng tôi đang xác minh thông tin về việc này”, Zing dẫn lời người phát ngôn khẳng định.

Thông tin từ tờ Asahi Shimbun ngày 3.12 cho biết, Cảnh sát tỉnh Hyogo bắt giữ một phụ nữ Việt có tên Duong Thi The, 34 tuổi vào ngày 2.12 vừa qua.

Sau vụ 39 người chết ở Anh: Công dân Việt Nam bị siết chặt thủ tục xin visa đi châu Âu?
Theo nguồn tin của cảnh sát, người phụ nữ này là nhân viên một công ty và hiện đang sinh sống tại khu Nagata, thành phố Kobe.

Cảnh sát tỉnh Hyogo cáo buộc bà Duong Thi The hối lộ nhân viên Tổng Lãnh sự quán Việt Nam ở Fukuoka để đổi lấy tư cách “vĩnh trú” cho những người Việt Nam khác đang có nhu cầu định cư, làm việc lâu dài tại Nhật.

Theo cơ quan chức năng của Nhật Bản, trong suốt từ thời điểm tháng 5.2017-1.2019, bà The đã trả cho lãnh sự tổng cộng 150.000 yen (khoảng 1.370 USD) để làm hồ sơ cho 5 người. Theo đó, giấy tờ bao gồm cả giấy chứng nhận kết hôn tại Việt Nam mà Tổng lãnh sự quán thường không cấp giấy phép cho du khách ngắn hạn.

Cảnh sát tỉnh Hyogo cho biết, bà Duong Thi The đã thừa nhận mọi tội lỗi.

Bà The đã chuyển khoảng 4 triệu yen kể từ tháng 5.2016, với khoảng 200 lần giao dịch vào tài khoản ngân hàng dưới tên lãnh sự. Người đàn ông bị nghi nhận hối lộ, 38 tuổi đã rời Nhật Bản.

Trước đó, ngày 28.11, Đài NHK của Nhật Bản đưa tin cho biết, nguồn tin từ Phòng Chống tội phạm thuộc sở Cảnh sát tỉnh Hyogo, xác nhận, lực lượng chức năng đã bắt giữ một nhà sư Việt Nam và một người phụ nữ với cáo buộc nghi ngờ hai người nộp đơn đăng ký kết hôn giả, tạo điều kiện cho vị Sư thầy có tư cách pháp lý định cư lâu dài ở Nhật Bản.

Việt Nam lên tiếng về việc hồi hương 39 thi thể ở Anh, khuyến cáo công dân về tình hình Hồng Kông

NHK cho hay, đối tượng bị cảnh sát tỉnh Hyogo bắt giữ một người Việt có tên là Nguyen Van Nam, 42 tuổi, bị cáo buộc vi phạm Luật quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú của Nhật Bản. Cụ thể, nhà sư này bị cơ quan điều tra nghi ngờ tiến hành đăng ký kết hôn giả từ hồi tháng 3 năm 2019 với một phụ nữ Việt Nam có tư cách “vĩnh trú” ở Nhật Bản.

Trong khi đó, thực chất, người phụ nữ này trước đó đã kết hôn với một người Việt Nam khác và được quyền vĩnh trú. Hai người này ly hôn vài năm trước, người phụ nữ kia lại “kết hôn” với sư thầy Nguyen Van Nam dù vẫn sống chung với chồng cũ.

Theo Bộ Tư pháp Nhật Bản, tính đến thời điểm 1.7.2019, số người nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại xứ sở hoa anh đào sau khi hết hạn visa là khoảng 79 ngàn người. Đáng chú ý, có tới 13 ngàn người trong số này là công dân Việt Nam.

Thảo luận