Người tiêu dùng Việt Nam sẽ dùng điện không bị gián đoạn

Hiện nay, thiết bị của công ty Bipron ở ngoại ô Moskva đã được lắp đặt tại các trạm biện áp của nhà máy thủy điện Sê San 4, trên các trụ đường dây cao thế 110 kV và tại ba trạm biến áp điện ở tỉnh Thái Nguyên.
Sputnik

Công ty Nga sản xuất hệ thống chống sét - tiếp đất sáng tạo, có thể đảm bảo an toàn cho các thiết bị điện trong mọi điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng. Hệ thống này rất đơn giản trong việc lắp đặt, bảo trì và không gây ra bất cứ tác hại nhỏ nhất nào đối với môi trường,ông Alexei Gribanov - giám đốc kỹ thuật của Bipron cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Việt Nam sẽ bắt đầu thiếu điện từ năm 2021?

Những nhược điểm của hệ thống tiếp nối đất truyền thống là gì?

"Các phương pháp lắp đặt thiết bị nối đất truyền thống thường không hiệu quả trong các tình huống xuất hiện dòng điện cường độ lớn, ví dụ khi chập mạch hoặc phóng sét, xảy ra khá phổ biến ở Việt Nam. Vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng hơn nếu vật thể năng lượng nằm trên nền đất cách điện - đất đá, đá tảng hoặc cát khô. Mà 70% lãnh thổ của Việt Nam chính là đá và cát. Thiết bị “Bipron” đã loại bỏ hoàn toàn vấn đề này", - ông Gribanov nhấn mạnh.

"Áo" bằng helium cho điện cực kim loại.

Các chuyên gia “Bipron” đã phát triển một hỗn hợp helium đa thành phần giúp cải thiện độ dẫn điện của đất, không bị suy giảm tính chất, không bị đóng băng và không bị khô ở nhiệt độ từ - 60 đến + 60 độ C, đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam. Hỗn hợp này là một loại “áo” bọc ngoài cho thiết bị tiếp đất với điện cực kim loại bên trong. Chất điện phân thấm đẫm hỗn hợp helium,  giữ lại độ ẩm, tạo ra một môi trường thuận lợi xung quanh hệ thống tiếp đất. Diện tích thu gom điện tích tăng lên, giảm điện trở chuyển tiếp giữa điện cực và đất xung quanh.

Người tiêu dùng Việt Nam sẽ dùng điện không bị gián đoạn

Ưu điểm của thiết bị tiếp đất “Bipron” 

"Khách hàng của chúng tôi ở Nga và các nước SNG từ mười năm nay,- ông Gribanov lưu ý, là những công ty, mà điều quan trọng đối với khách hàng không chỉ là thiết bị nối đất “ đúng cách”, mà còn để tối ưu hóa chi phí lắp đặt và bảo trì. Cải thiện tính dẫn điện của đất, đạt được thông qua việc sử dụng hỗn hợp helium, có thể giảm số lượng dây dẫn nối đất xuống 10 lần so với các hệ thống truyền thống. Bằng cách này giải quyết được vấn đề rất đáng kể về tiết kiệm diện tích cho mỗi cơ sở năng lượng ở Việt Nam. Vì thiết bị nối đất ít hơn 10 lần, nên số lượng đất phải đào đưa đi cũng ít hơn 10 lần".
Con đường hoạt động của“Bipron” ở Việt Nam

“Bipron” bắt đầu hợp tác với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - công ty năng lượng nhà nước lớn nhất Việt Nam từ năm 2015. Sự quan tâm của phía Việt Nam là do các điện cực nối đất được sử dụng do Mỹ và Nhật Bản sản xuất, đã giảm hiệu suất sau 3-4 năm hoạt động. Chúng không phải là helium, mà là "áo" xi măng, khiến cho dây dẫn nối đất bị khô và vỡ vụn. Thiết bị “Bipron”  có thể phục vụ hiệu quả trong hơn 30 năm.

Liệu Việt Nam có tránh được khủng hoảng năng lượng?
Ông Gribanov tiếp tục: “Các thử nghiệm thiết bị của chúng tôi, được thực hiện tại cơ sở do EVN chỉ định, đã diễn ra thành công. Việc giao hàng bắt đầu vào năm 2017. Khi đó công ty đã mở một văn phòng đại diện tại Hà Nội, tổ chức hội thảo đầu tiên cho các kỹ sư năng lượng của đất nước. Năm 2019, với sự hỗ trợ của Bộ Kinh tế Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, hội thảo lần thứ hai được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, nơi quy tụ  đại diện của các cơ sở năng lượng từ khắp cả nước. Những cuộc tiếp xúc hiệu quả với các đối tác tiềm năng Việt Nam đã diễn ra tại triển lãm «Expo-Russia Vietnam»  vào tháng 11 tại Hà Nội. “Bipron”  đang mở rộng sự hiện diện tại Việt Nam. Chúng tôi đang chuẩn bị các dự án để hiện đại hóa thiết bị nối đất cho các Nhà máy thủy điện Ialy, Plei Krông, Sê san 3A và Nậm Chiến. Theo lịch trình đã thống nhất với EVN, chúng sẽ được lắp đặt vào tháng 6 năm 2020. Sự ổn định của điện trở và chất lượng nối đất tuyệt vời loại trừ hoàn toàn khả năng cháy nổ của các thiết bị trạm biến áp điện. Vì vậy người tiêu dùng sẽ nhận được điện liên tục mà không bị gián đoạn».        

 

Thảo luận