Im lặng về ô nhiễm không khí, Hà Nội có đang thờ ơ với sức khỏe người dân?

Vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội đang ở mức đặc biệt nguy hiểm, người dân và nhiều chuyên gia đặt câu hỏi vì sao chính quyền thành phố vẫn chưa vào cuộc xử lý triệt để, bảo đảm sức khỏe và cuộc sống cho người dân?
Sputnik

Tổng Cục Môi trường cảnh báo về chất lượng không khí ở Hà Nội

Những ngày qua, chỉ số ô nhiễm không khí ở Hà Nội và các thành phố lớn luôn ở mức báo động khiến người dân vô cùng lo lắng. Hà Nội thời gian quan đã rất nhiều lần lọt top một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới trên nhiều hệ thống đo lường chất lượng không khí quốc tế.

Hà Nội lại ô nhiễm nặng?

Thế nhưng, trước những diễn biến rất đáng lo ngại của tình trạng ô nhiễm không khí hiện nay, ngoài khuyến cáo mà Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như Bộ Y tế đưa ra cùng với một số giải pháp khuyến nghị người dân đối phó với tình trạng chất lượng không khí xấu đi nghiêm trọng, chính quyền Hà Nội vẫn đang “im lặng” vì chưa có bất cứ thông tin nào về nguyên nhân cũng như giải pháp khắc phục hiệu quả vấn đề ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở Hà Nội.

Người dân, chỉ có thể nhận thấy rõ chất lượng không khí đang xấu đi thông qua chỉ số AQI trên các ứng dụng đo chất lượng không khí hàng ngày. Đáng chú ý, những ngày qua, chỉ số tại các trạm quan trắc ở Hà Nội đồng loạt báo màu đỏ, cảnh báo chất lượng không khí ở ngưỡng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Theo Tổng Cục Môi trường, các số liệu quan trắc không khí của TP. Hà Nội được đo tại 13 trạm quan trắc tự động, liên tục, trong đó 1 trạm của Tổng cục Môi trường tại 556 Nguyễn Văn Cừ, 10 trạm của TP. Hà Nội, 1 trạm của Đại sứ quán Pháp (57 Trần Hưng Đạo) và 1 trạm của Đại sứ quán Mỹ (19-21 Hai Bà Trưng)), đối với mỗi thành phố khác, chỉ có 1 trạm quan trắc không khí tự động liên tục.

Thông báo do Tổng Cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, tuần qua mức độ ô nhiễm không khí có xu hướng tăng hơn so với tuần trước đó (từ ngày 30.11- 6.12).

Ô nhiễm không khí trở lại khắp các tỉnh miền Bắc
Đặc biệt là trong các ngày từ 10 – 13.12 chỉ số chất lượng không khí AQI ban ngày tại Hà Nội đã chạm ngưỡng rất xấu (giá trị từ 201-300).​

Giá trị trung bình 24 giờ của bụi mịn PM2.5 tại các thành phố từ đầu tháng 12 tới nay nhìn chung có xu hướng tăng. Trong các ngày từ 7.12 đến 12.12, tại Hà Nội, Việt Trì (Phú Thọ), TPHCM đã ghi nhận giá trị trung bình 24 giờ của PM2.5 vượt quá giới hạn cho phép.

Riêng tại Hà Nội, có trạm đo được giá trị trung bình 24 giờ của PM2.5 vượt quá giới hạn cho phép gần 2-3 lần. Số liệu quan trắc tại các trạm ở Khánh Hòa và Đà Nẵng cũng có xu hướng tăng nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép.

Theo kết quả tính toán AQI ngày cho thấy, tại Hà Nội, chất lượng không khí ở mức xấu trong các ngày từ 9-12.12. Tại Việt Trì (Phú Thọ) và Huế, chất lượng không khí đã chạm ngưỡng xấu trong ngày 12.12, còn tại Hạ Long, TPHCM chất lượng không khí cũng ở mức kém.

“Tại Hà Nội, từ ngày 7.12 đến 12.12, giá trị trung bình 24 giờ của PM2.5 liên tục vượt quá giới hạn cho phép tại tất cả các trạm. Số liệu đo tại một số trạm đặt tại Minh Khai, Đại sứ quán Pháp cho thấy giá trị vượt quá giới hạn cho phép trên 3 lần trong các ngày từ 11.12 đến 12.12”, Tổng Cục Môi trường cho biết.

Kết quả tính toán AQI ngày tại các trạm cho thấy, từ ngày 8.12 đến 12.12, chất lượng không khí liên tục ở mức xấu. Trong ngày 11.12 và 12.12, kết quả quan trắc tại một số trạm cho thấy AQI đã chạm ngưỡng rất xấu (AQI >200). Ngoài ra, Tổng Cục Môi trường cũng cho biết, theo kết quả tính toán AQI giờ (thông báo chất lượng không khí tức thời) cho thấy tại trạm đặt tại Đại sứ quán Mỹ, giá trị AQI đã lớn hơn 300 (mức nguy hại) vào thời điểm từ 3-6 giờ sáng ngày 10.12 và 13.12.

Im lặng về ô nhiễm không khí, Hà Nội có đang thờ ơ với sức khỏe người dân?

Đối với hầu hết các trạm khác, giá trị AQI đo được ở mức rất xấu (từ 201-300) trong khoảng thời gian từ 22 giờ đêm hôm trước đến 8 giờ sáng ngày hôm sau. Sau 12 giờ trưa, AQI có giảm nhưng vẫn nằm ở mức kém. Trong các ngày từ 10.12 đến 13/12, AQI giờ ở mức rất xấu (từ 201-300), chiếm đến 32,5% số giờ trong ngày.

“Diễn biến hàm lượng PM2.5 trong ngày cho thấy, hàm lượng PM2.5 thường cao hơn vào buổi đêm và sáng sớm. Vì vậy nên hạn chế các hoạt động ngoài trời trong các khoảng thời gian này”, Tổng Cục Môi trường khuyến cáo.

Cũng theo cơ quan này, trong tuần (từ ngày 7.12 đến 13.12), chất lượng không khí đang có xu hướng xấu đi, đặc biệt, trong mấy ngày gần đây, chỉ số AQI giờ đo được tại một số trạm ở Hà Nội đã chạm ngưỡng rất xấu.

“Theo dự báo thời tiết, khoảng thứ 4 tuần sau (ngày 18.12) có thể có mưa, do đó, trong một vài ngày tới, chất lượng không khí có thể vẫn duy trì ở mức xấu. Mọi người kể cả học sinh nên hạn chế vận động và tập thể dục ngoài trời, đóng các cửa sổ và cửa ra vào, đeo khẩu trang chống bụi PM2 khi đi ra đường”, theo văn bản của Tổng Cục Môi trường cho biết.

Hà Nội vẫn chưa có biện pháp giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí

Theo các chuyên gia về môi trường, tình trạng không khí Hà Nội và các khu vực lân cận bị ô nhiễm đã kéo dài trong gần chục ngày qua với mức độ ngày càng nghiêm trọng không còn là vấn đề mới mẻ.

Tuy nhiên, cơ quan chức năng, chẳng hạn như Tổng Cục Môi trường Bộ Tài nguyên và Môi trường hay Bộ Y tế mới chỉ đưa ra những khuyến cáo mà chưa có những biện pháp quyết liệt nhằm hạn chế tác nhân gây ô nhiễm từ khí thải phương tiện giao thông hay các công trình xây dựng cho thấy sự bất lực trong việc giải quyết tình hình.

Ô nhiễm không khí trở lại khắp các tỉnh miền Bắc

Theo TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch tại Việt Nam, trong những ngày qua, tình trạng ô nhiễm không khí liên tục gia tăng mà các cơ quan chức năng vẫn đang “im lặng” và “án binh bất động”.

Cũng như bao nhiêu lần trước, không khí tại Hà Nội ô nhiễm chỉ cải thiện và chấm dứt khi xuất hiện những cơn mưa rào. Điều này cho thấy việc giảm ô nhiễm không khí vẫn trông chờ vào ông Trời- tức tự nhiên.

Phát biểu về vấn đề này, GS.TS Hoàng Xuân Cơ, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quan trắc và mô hình hóa môi trường chia sẻ với Zing cho biết, Hà Nội đang bước vào đợt ô nhiễm ở mức nghiêm trọng nhưng không có một đơn vị nào của thành phố đứng ra cảnh báo, nhìn thẳng vào vấn đề, thực trạng đáng lo ngại này.

“Khi ô nhiễm lên đỉnh điểm, các cảnh báo đã được đưa đến người dân thông qua các số liệu. Nhưng điều quan trọng hiện nay là làm sao cảnh báo được đến các nhà quản lý về thực trạng này để họ khẩn trương vào cuộc sống. Các nhà quản lý từ Trung ương đến địa phương đều làm rất tốt vai trò nhận định về tình trạng này, nhưng chưa một đơn vị nào lên tiếng về nguyên nhân và tiến hành các biện pháp để giảm thiểu nó”, GS.TS Hoàng Xuân Cơ nhận xét thẳng thắn.

Vị chuyên gia cũng so sánh phản ứng của chính quyền Hà Nội với cách mà chính quyền các thành phố khác từng hành động để vượt qua giai đoạn ô nhiễm không khí nghiêm trọng.

Ví dụ như ở Bắc Kinh, sau một thời kỳ phát triển nóng, chính quyền thành phố thủ đô của Trung Quốc cũng phải mất thời gian dài mới có thể tập trung giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí và tiến hành các chính sách cải thiện tình hình, bảo đảm sức khỏe cho người dân.

Giáo sư Hoàng Xuân Cơ quan ngại lãnh đạo Hà Nội cũng có phản ứng chậm chạp tương tự khi đứng trước tình hình này. Theo vị chuyên gia, ô nhiễm không khí không phải vấn đề mới nhưng để giải quyết được, cần có sự quyết tâm đầu tư cả về công sức, trí tuệ và thời gian vì có thể kéo dài nhiều năm.

“Chúng ta có đủ nguồn lực để làm tình hình trở nên khả quan hơn, nhưng hiện chưa có đơn vị nào dám đứng ra làm và dám chịu trách nhiệm. Tôi chưa nhìn thấy vai trò quản lý của các sở, ngành của Hà Nội trong những ngày không khí ô nhiễm”, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quan trắc và mô hình hóa môi trường khẳng định.

Theo ông, tất cả nguồn lực từ ngân sách thành phố đến trí tuệ của các nhà khoa học để giải quyết tình hình chưa được sử dụng đúng mực. Tính cấp bách của hiện trạng này đã thể hiện rõ qua dư luận và những con số. Đã đến lúc các nhà quản lý không thể thờ ơ với ô nhiễm không khí được nữa.

Ô nhiễm không khí Hà Nội: 12/11 là ngày ô nhiễm nhất trong trong lịch sử quan trắc
Ngoài ra, GS.TS Hoàng Xuân Cơ đánh giá, việc giải quyết ô nhiễm bằng cách chờ cậy vào ông Trời thể hiện sự bất lực của chính quyền.

“Khí hậu là thứ chúng ta không thể tác động được, nên phải nhìn vào những nguyên nhân khác để tìm giải pháp giảm thiểu”, GS.TS Hoàng Xuân Cơ nhận định.

Đề cập giải pháp giúp hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội, GS.TS Hoàng Xuân Cơ cho rằng, cần hạn chế nguồn phát thải từ các phương tiện giao thông, công trình, hạ tầng đô thị. Đây là nguyên nhân chính khiến không khí Hà Nội trở nên tồi tệ trong những ngày lặng gió bởi các chất độc hại tích tụ và không được khuếch tán. Đồng thời, trước mắt, lãnh đạo thành phố đang đưa ra đề án xóa sổ than tổ ong trong năm 2020 và cấm xe máy trong năm 2030. Những đề án này hướng tới việc giải quyết tình hình ô nhiễm không khí ngày càng trở nên xấu đi.

“Nhưng nó không phù hợp với đa số những người lao động ở thành phố có mức thu nhập trung bình hoặc thấp. Nên dù biết rất tốt cho môi trường, đây có thể không phải giải pháp dành cho mọi người”, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quan trắc và mô hình hóa môi trường khẳng định.

Đây là cả bài toán lớn về quy hoạch. Theo GS. Cơ, trong lúc chưa tìm ra lời giải cho bài toán khó, thành phố cần lên tiếng trấn an và đưa ra những khuyến cáo cụ thể về tình trạng ô nhiễm không khó để người dân chủ động phòng ngừa thay vì im lặng hay né tránh.

“Người dân có thể chờ đợi vài năm để chính quyền hành động cải thiện tình hình, nhưng điều quan trọng là các nhà quản lý cần thẳng thắn nhìn nhận vấn đề và quyết liệt vào cuộc. Nếu không, vấn đề này sẽ còn tiếp diễn từ năm này sang năm khác, ngày một nghiêm trọng và kéo theo những hệ lụy khôn lường”, GS. Hoàng Xuân Cơ nhấn mạnh.

Cũng lên tiếng nhận xét về vấn đề, phải chăng chính quyền đang in lặng, PGS.TS Bùi Thị An, nguyên Ủy viên Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, nguyên Viện trưởng Viện tài nguyên, môi trường và phát triển cộng đồng phát biểu với VTC cho biết, các cơ quan chức năng phải vào cuộc để hạn chế tối đa các nguồn gây ô nhiễm, nếu không sẽ không thể xử lý được.

“Người dân rất lo lắng, tôi thấy Hà Nội cũng bắt đầu chú ý và yêu cầu phải tăng các trạm quan trắc, tuy nhiên những chuyện này chỉ là giải pháp tình thế, vấn đề nằm ở giải pháp gốc và hiện nay chưa có. Tôi kiến nghị phải có nghiên cứu, đánh giá để có giải pháp gốc, xử lý triệt để vấn đề này, đảm bảo thành phố không bị ô nhiễm, đảm bảo sức khoẻ cho người dân cũng là đảm bảo năng suất lao động và những vấn đề khác với người dân”, PGS.TS Bùi Thị An nhấn mạnh.

Bà cũng cho hay, đối với người dân, nhiều người lo lắng nhưng nhiều người cũng không quá để ý bởi họ “có kêu cũng thế thôi”, họ vẫn phải đi làm và không còn cách nào khác. Nhiều người cũng không nhận thức rõ ràng tác hại của ô nhiễm, họ cũng chẳng hiểu bụi PM2.5 là thế nào, tác động ra sao. Theo bà Bùi Thị An, vấn đề chính nằm ở cơ quan quản lý và phải có giải pháp cho dân. Chính quyền phải vào cuộc, lên tiếng có giải pháp tận gốc cho người dân để triệt các nguồn gây ô nhiễm không khí để ổn định xã hội, phát triển kinh tế.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân bảo vệ sức khỏe, tránh tác động của ô nhiễm không khí

Ngày 14.12, Bộ Y Tế đã có văn bản hướng dẫn dự phòng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trước tác động của ô nhiễm không khí do Cục Quản lý môi trường y tế phối hợp với Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường và Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam xây dựng.

Vụ ô nhiễm nước sông Đà: Cung cấp nước sạch chưa đảm bảo phải nhận trách nhiệm

Theo đó, đối với người dân, Bộ Y tế đề nghị thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí trên các phương tiện thông tin truyền thông chính thống của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố. Hạn chế ra khỏi nhà, vận động tập thể dục, lao động ngoài trời khi chất lượng không khí ở mức xấu. Khi ra đường nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách (đảm bảo kín, khít mặt). Đặc biệt, cần vệ sinh mũi, súc họng sáng và tối bằng nước muối sinh lý, nhất là sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ. Đối với người hút thuốc lá, Bộ Y tế khuyên nên bỏ hẳn hoặc hạn chế hút thuốc lá. Với người không hút thuốc lá nên tránh xa khói thuốc lá. Ngoài ra, nên hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực ô nhiễm. Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống.

“Hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp ga. Trồng cây xanh trong và quanh nhà giúp ngăn bụi và làm sạch không khí”, Bộ Y tế khuyến nghị.

Riêng các đối tượng bị các bệnh về hô hấp, bệnh tâm phế mạn tính, bệnh tim mạch, suy dinh dưỡng, già yếu, Bộ Y tế cho rằng, phải thực hiện các biện pháp dự phòng trên nghiêm ngặt hơn.

“Hạn chế tối đa đi ra ngoài đặc biệt là vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng. Cần tuân thủ và duy trì điều trị theo đơn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu có dấu hiệu khó chịu, tăng nặng nên khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Trong thời điểm này nếu mắc các bệnh cấp tính như sốt, viêm mũi họng, phổi phế quản, tim mạch, cần đến khám tại các cơ sở y tế và điều trị kịp thời. Tăng cường dinh dưỡng nâng cao thể trạng và sức đề kháng”, Bộ nhấn mạnh.
Thảo luận