Ngoại trưởng Pompeo bất ngờ ca ngợi bước tiến lịch sử quan hệ Việt-Mỹ

Ngoại trưởng Mike Pompeo bất ngờ lên tiếng ca ngợi bước tiến lịch sử trong quan hệ Việt- Mỹ. Hoa Kỳ cam kết ủng hộ một Việt Nam hùng mạnh độc lập khi cả hai nước tiến tới kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao- từ cựu thù thành đối tác.
Sputnik

25 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ

Ngày 18.12, trên Facebook chính thức của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam đã đăng tải video đặc biệt, trong đó Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo phát biểu chia sẻ về 25 năm quan hệ Việt Nam- Mỹ sau khi “bình thường hóa quan hệ”.

Sau sự kiện ngày 30.4.1975 vấn đề bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt Nam- Hoa Kỳ đã được đặt ra, tuy nhiên, phải đến ngày 11.7.1995 khi Tổng thống Mỹ Bill Clinton và Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt cùng tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước, thì cả Hà Nội và Washington mới gác lại quá khứ chiến tranh của hai cựu thù, mở ra một chương mới trong lịch sử hai nước như những đối tác cho quá trình hợp tác và hữu nghị lâu dài.

Ông Pompeo bắt đầu bài phát biểu dài hơn hai phút của mình bằng việc điểm lại cột mốc ngoại giao của hai quốc gia, hai dân tộc.

“Năm 2020 đánh dấu 1/4 thế kỷ kể từ khi Mỹ và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao. Đó là một bước tiến mang tính lịch sử, bước đi trước hết đòi hỏi chúng ta phải đối mặt với di sản chiến tranh đen tối giữa hai quốc gia”, Ngoại trưởng Hoa Kỳ cho biết.
“Cũng như nhiều người dân hai nước, tôi vẫn nhớ đã trải qua thời kỳ xung đột đó khi còn là một cậu bé. Chúng ta bắt đầu khắc phục hậu quả chiến tranh vào những năm 1980, khi hai nước cùng phối hợp để hồi hương hài cốt binh sĩ Mỹ tại Việt Nam”, ông Pompeo điểm lại.

Ông Obama cam kết vun đắp cho quan hệ Việt-Mỹ
Đáng chú ý, trong đoạn video được Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam phát đi còn bao hàm những hình ảnh về những cuộc hồi hương hài cốt binh sĩ Mỹ đã từng chiến đấu ở Việt Nam, hình ảnh cựu Tổng thống Bill Cliton phát biểu trong tuyên bố bình thường hóa quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ. Sau đó là chuyến thăm lịch sử tại Việt Nam hồi năm 2000.

Đáng chú ý, trong lịch sử quan hệ hai nước, trước khi bình thường hóa quan hệ vào 11.7.1995, trước đó, ngày 3.2.1994, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton thông báo quyết định bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam. Thượng viện Hoa Kỳ cũng đã thông qua quyết định tương tự. Để đến ngày 28.1.1995, hai nước mở văn phòng liên lạc chuẩn bị những công việc cần thiết cho việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Hà Nội và Washington.

“Kể từ đó, chúng ta đã xây dựng tình hữu nghị dựa trên lợi ích chung, sự tôn trọng lẫn nhau, và quyết tâm táo bạo để vượt qua quá khứ, hướng tới tương lai”, Ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh.

Mỹ ủng hộ một Việt Nam độc lập và hùng mạnh

“Mỹ tự hào đã và đang đóng góp cho sự phục hồi kinh tế phi phường của Việt Nam”, ông Pompeo phấn khởi.

Theo Ngoại trưởng Hoa Kỳ, trong hai thập kỷ qua, thương mại song phương Việt- Mỹ đã tăng trưởng đáng kinh ngạc ở mức…7000%.

“Việt Nam hiện là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á, giúp hàng triệu người thoát nghèo và các công ty Mỹ cũng đang tích cực hỗ trợ bằng cách đầu tư hàng tỷ USD vào Việt Nam”, ông Pompeo khen ngợi kỳ tích thần kỳ mà Hà Nội đã đạt được những năm qua.

Việt Nam là đối tác quan trọng của Mỹ, quan hệ hai bên rất tuyệt vời
Đặc biệt, hoạt động giao lưu nhân dân giữa hai quốc gia ngày càng được mở rộng, trong đó có lĩnh vực giáo dục với gần 30.000 công dân trẻ, du học sinh Việt Nam đang học tập tại các trường Đại học hiện nay của Mỹ.

 “Trong quá khứ chúng ta từng là đối thủ trên chiến trường, nhưng ngày nay hợp tác là nền tảng trong mối quan hệ an ninh giữa hai nước. Dưới thời Tổng thống Donald Trump,tàu sân bay USS Carl Vinson đã đến thăm Đà Nẵng, trở thành tàu sân bay đầu tiên của Mỹ đến thăm Việt Nam kể từ khi chiến tranh kết thúc. Sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cách đây ba năm, quân đội hai nước đang cân nhắc tăng cường hợp tác an ninh hơn nữa”, ngoại trưởng Pompeo nói.

Theo Ngoại trưởng Hoa Kỳ, dù quan hệ Việt-Mỹ còn nhiều thách thức, nhưng hai nước hoàn toàn có thể thảo luận trung thực, chặt chẽ khi xảy ra bất động chính là sự xác nhận về tiềm năng của hai bên.

“Trong những năm tới, Việt Nam và Mỹ phải tập trung vào tương lai và củng cố hợp tác trong các lĩnh vực từ an ninh mạng, giáo dục tới năng lượng và quốc phòng”, ông Pompeo phát biểu.
“Nhân dịp kỷ niệm 25 năm quan hệ đối tác vào năm 2020, chúng tôi tái khẳng định cam kết ủng hộ một Việt Nam vững mạnh và độc lập cũng như một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hòa bình và thịnh vượng”, Ngoại trưởng Hoa Kỳ khẳng định trước khi kết thúc bài phát biểu.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam?

Theo số liệu mà Tổng Cục Hải quan công bố, Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam.

Việt Nam là đối tác quan trọng của Mỹ, quan hệ hai bên rất tuyệt vời
Cụ thể, trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2018, thương mại hàng hóa Việt Nam - Hoa Kỳ đã tăng gấp 3 lần, từ mức tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt 18,01 tỷ USD ghi nhận trong năm 2010 lên mức 60,28 tỷ USD trong năm 2018.

Tính toán của Tổng cục Hải quan khẳng định, tốc độ tăng xuất nhập khẩu giữa hai nước bình quân trong giai đoạn này đạt 16,3%/năm. Đáng chú ý: chỉ riêng trong năm 2011 tăng 19,2% so với năm trước, trong năm 2014 tăng 20,2%, trong năm 2015 tăng 18,1%, và trong năm 2018 tăng 18,3%.

“Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy tốc độ tăng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2018 bình quân đạt 16,3%/năm, từ mức 14,24 tỷ USD trong năm 2010 thì đến 2018 đạt 47,53 tỷ USD. Nổi bật: trong năm 2011 tăng 18,9%, năm 2013 tăng 21,3%; năm 2014 tăng 20,1%. Ở chiều ngược lại, tốc độ tăng của hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Hoa Kỳ vào Việt Nam cũng có mức tăng bình quân 16,5%/năm, từ mức 3,77 tỷ USD trong năm 2010 lên mức 12,75 tỷ USD trong năm 2018”, Tổng Cục Hải quan cho biết.

Cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam với Hoa Kỳ trong năm 2018 đạt thặng dư gần 34,8 tỷ USD, bằng 73,2% trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.

'Chiến lược' quan hệ Việt - Mỹ: Khác biệt vẫn còn nhưng hai bên đã hiểu được nhau

Những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam xuất sang thị trường này là hàng dệt may với trị giá trong năm 2018 đạt 13,7 tỷ USD, tăng 11,6% so với năm 2017.  Các nhóm mặt hàng lớn tiếp theo: giày dép các loại đạt 5,82 tỷ USD, tăng 13,9%; điện thoại các loại và linh kiện đạt 5,41 tỷ USD, tăng 46,1%; gỗ và sản phẩm gỗ  đạt 3,9 tỷ USD, tăng 19,3%; máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng đạt 3,4 tỷ USD, tăng 40,3%.

Sang năm 2019, Bộ Công thương Việt Nam nêu trong Báo cáo Tình hình hoạt động ngành công nghiệp và thương mại cho biết, lũy kế 11 tháng của năm 2019, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 55.6 tỷ USD chiếm 23%, tăng gần 28% so với cùng kỳ năm 2018.

Việt Nam hiện đang nhập khẩu khoảng 13 tỷ USD hàng hóa từ Mỹ, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái

Thảo luận