Việt Nam phấn đấu làm cho thế giới tốt lành hơn trong năm 2020

Năm 2019 sắp kết thúc. Đây là năm như thế nào đối với Đông Nam Á, điều gì đang chờ đợi khu vực và Việt Nam trong năm tới, khi mở ra thập niên thứ ba của thế kỷ 21? Sputnik đã đề nghị các chuyên gia Nga hàng đầu cho ý kiến đánh giá về hiện tại và nêu cái nhìn tới tương lai.
Sputnik
“Theo nhãn quan của tôi, thông số cơ bản phân định khí hậu địa chính trị ở Đông Nam Á trong năm qua là những vấn đề kinh tế và an ninh, gắn bó chặt chẽ với nhau, - GS-TSKH Vladimir Kolotov Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Viễn Đông, Giám đốc Học viện Hồ Chí Minh thuộc ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg chia sẻ với phóng viên Sputnik. - Đối với Việt Nam và toàn bộ khu vực cả trong năm tới sự phát triển kinh tế sẽ tùy thuộc vào cuộc thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, vốn khó có khả năng kết thúc một cách hòa bình. Bây giờ mâu thuẫn Mỹ-Trung rõ ràng mang tính đối nghịch về bản chất và tôi nghĩ sẽ không hóa giải nổi thông qua con đường đàm phán. Washington và Bắc Kinh sẽ tiếp tục đối chọi để kiểm soát thị trường, vì nguồn nguyên liệu thô, vì tuyến đường vận chuyển, về hình thức liên kết hội nhập, và trước khu vực đặt ra những lựa chọn nguy hiểm: sẽ đồng hành cùng ai, - Trung Quốc hay Hoa Kỳ?”.
Việt Nam phấn đấu làm cho thế giới tốt lành hơn trong năm 2020

Đối với Việt Nam, trong triển vọng ngắn hạn, cuộc chiến thương mại là có lợi do hiện tượng chuyển giao sản xuất và thay thế hàng hóa Trung Quốc bằng hàng Việt Nam. Nhưng những gì sẽ xảy ra trong trung hạn và dài hạn thì vẫn chưa rõ. Hoa Kỳ đang xoay xở giở chiêu với những nước mà họ có thâm hụt đáng kể, còn Việt Nam chính là một trong những quốc gia như vậy. Cứ thêm mỗi tỷ thâm hụt, Hoa Kỳ sẽ đòi hỏi thực hiện những gì mà Việt Nam có thể không muốn làm. Trump là một doanh nhân với sự kìm kẹp rất chặt, chúng ta nhìn thấy điều này từ cách hành xử của ông ta với hàng loạt nước, và khó có chuyện ông ta sẽ dành bất kỳ ngoại lệ nào cho Việt Nam. Xuất khẩu sang Hoa Kỳ đối với Hà Nội rất quan trọng bởi phần lớn sẽ bù đắp phần thiếu hụt thương mại với Trung Quốc và Hà Nội sẽ buộc phải mua các sản phẩm Mỹ. 

Việt Nam không thể chủ quan trong thương chiến Mỹ-Trung

Trong thập niên vừa qua, vùng Đông Nam Á đã đạt được trọng lượng kinh tế lớn, nhưng khó có khả năng là khu vực này có thể tự bảo vệ mình khỏi những tác động khốc liệt từ bên ngoài, - GS-TSKH Kolotov nói tiếp. Chúng ta đã bước vào kỷ nguyên công nghệ cao, khi có thể giáng đòn nặng vào các chủ thể quan trọng, mà những cú đòn giáng này thi không thể  kháng cự, như thực tế bộc lộ qua các sự kiện ở Venezuela và Saudi Arabia. Và các nguyên thủ quốc gia trong khu vực cần nghiêm túc suy nghĩ về việc nâng cao đảm bảo an ninh mạng của đất nước mình. Những vấn đề an ninh khu vực có thể bùng phát tồi tệ hơn khi Hoa Kỳ muốn gây tổn hại cho Trung Quốc bằng bàn tay người khác, mà họ đang sẵn có những khả năng cơ hội như vậy. Để gây tác động đến Trung Quốc, người ta có thể thông qua quyết định gây bất ổn ngoại biên. Washington quan tâm đến việc phát triển căng thẳng. Căng thẳng càng lớn thì Hoa Kỳ càng cần để bán vũ khí, điều mà các nước Đông Nam Á sẽ làm. 

GS Dmitry Mosyakov lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Australia và châu Đại Dương của Viện Nghiên cứu Phương Đông (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) cũng nêu nhận xét về tính chất phụ thuộc Hoa Kỳ của tình hình chính trị và kinh tế Đông Nam Á. 

Mỹ dự định tăng cường hiện diện quân sự ở Ấn Độ-Thái Bình Dương

“Nếu quyền lực vẫn thuộc về Tổng thống Trump, thì cuộc thương chiến với Trung Quốc và chính sách bảo hộ sẽ tiếp diễn. Hoa Kỳ sẽ cố gắng tăng thặng dư thương mại của mình, ban hành hàng loạt thứ  hạn chế khác nhau đối với việc lưu thông tự do hàng hóa và vốn tư bản v.v… Sẽ thúc đẩy khái niệm khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương như là một kiểu khối chống Trung Quốc với điểm nhấn trọng tâm là thành phần quân sự. Nếu Trump ra đi, xu hướng khác có thể chiếm ưu thế: trở lại với nền chính trị toàn cầu, với ý tưởng về quan hệ đối tác Xuyên Thái Bình Dương, với sự kiểm soát rất mạnh từ các tập đoàn xuyên quốc gia”.

Ông Grigory Lokshin, chuyên gia nổi tiếng của Nga về các vấn đề Đông Nam Á và Biển Đông, nghiên cứu viên hàng đầu tại Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) có đánh giá khá lạc quan:

“Tôi cho rằng nhịp độ phát triển kinh tế ở Đông Nam Á vẫn được duy trì ở mức 5% (riêng Việt Nam có chỉ số cao hơn đáng kể), khiến so với những khu vực khác thì  khu vực này hấp dẫn đầu tư nước ngoài mạnh hơn, và góp phần thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa. Còn thêm một yếu tố khác của sự thu hút này là ổn định chính trị tương đối (ở Việt Nam ổn định hơn các nước khác). Tôi không nghĩ là khu vực này trong tương lai sẽ đối mặt với bất kỳ biến động chính trị lớn nào. Những căng thẳng khơi lên bởi cuộc xung đột Biển Đông, tất nhiên sẽ tiếp diễn. Đây là một trong những xung đột âm ỉ kéo dài nhiều năm. Đôi khi không thể giải quyết nổi, nhưng có thể và cần được kiểm soát để ngăn chặn chuyển sang giai đoạn “nóng” nguy hiểm. Dù sao chăng nữa, tôi tin vào sự khôn khéo và thực dụng của các quốc gia trong khu vực, trước tiên là của Việt Nam, nước sẽ làm tất cả những gì có thể để duy trì tình hình”. 

Kinh tế Việt Nam lập kỷ lục mới
Đối với Việt Nam năm 2020 sẽ là năm rất quan trọng, - nhà khoa học chính trị, PGS Piotr Tsvetov từ Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Nga khẳng định.

“Việt Nam sẽ cố gắng khai thác tối đa tất cả những cơ hội nhận được từ vị thế Chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, để tăng cường hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng như trên thế giới. Hà Nội sẽ thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với những vấn đề bức thiết của Đông Nam Á, cụ thể là Biển Đông. Cố gắng giải quyết mọi vấn đề theo con đường hòa bình, loại trừ sử dụng vũ lực, trong khi chú ý đảm bảo nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của mình, phương hướng đúng đắn đó sẽ góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế”. 
Thảo luận