Kinh tế Việt Nam lập kỷ lục mới

© Ảnh : Trần Việt - TTXVNĐoàn Việt Nam do Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chủ trì tại kỳ họp.
Đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chủ trì tại kỳ họp. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Năm 2019 ghi nhận lỷ lục mới của nền kinh tế Việt Nam với mức tăng trưởng có thể đạt khoảng 7% và tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lần đầu tiên cán mốc 500 tỷ USD. Việt Nam cũng lọt Top 30 quốc gia có tăng trưởng xuất nhập khẩu tốt trên thế giới.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 500 tỷ USD: Kỷ lục mới của kinh tế Việt Nam

Trước đó, giữa tháng 12.2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam lần đầu tiên phá kỷ lục để chạm ngưỡng 400 tỷ USD.

Theo số liệu Tổng Cục Hải quan Công bố, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 11 tháng năm 2019 ước đạt hơn 473,7 tỉ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt hơn 241,65 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kì năm ngoái, đáp ứng 91,8% mục tiêu đề ra từ đầu năm.

Cảng - Sputnik Việt Nam
Kinh tế Việt Nam đang quá phụ thuộc vào Trung Quốc?

Sang đến tháng 12.2019, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh xác nhận, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều của Việt Nam chính thức cán đích 500 tỷ USD. Đây là kỳ tích đáng khen ngợi của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh chiến tranh thương mại gia tăng, kinh tế tế giới và nhiều quốc gia khu vực tăng trưởng chậm, thậm chí suy giảm về xuất nhập khẩu, còn Việt Nam thì xuất siêu năm thứ tư liên tiếp.

“Tháng 12.2019, kim ngạch XNK 2 chiều đã chính thức cán đích 500 tỷ USD, đây là con số rất ấn tượng, cho thấy sự tăng trưởng và phát triển bền vững của thương mại quốc tế trong cơ cấu kinh tế Việt Nam”, Bộ trưởng vui mừng chia sẻ với cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương.

Theo đánh giá của Bộ trưởng, thành tích này có được là nhờ nền tảng Quyết định 2471 phê chuẩn Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa bền vững giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030 do Bộ Công thương xây dựng, được Thủ tướng phê chuẩn ban hành từ năm 2011. Chiến lược bao gồm những nội dung cơ bản, định hướng, mục tiêu nhằm hướng hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đi vào cơ chế bền vững. Đáng chú ý, mục tiêu đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam đạt 10%/năm, đồng thời giải quyết cơ bản vấn đề nhập siêu được nêu rõ trong Chiến lược.

Đề thực hiện tốt các lộ trình, đạt và vượt những chỉ tiêu đề ra tại Quyết định 2471, Bộ Công thương đã thực hiện 7 giải pháp lớn như tăng cường năng lực sản xuất và xuất khẩu Việt Nam theo hướng tập trung mở rộng, đồng thời phát triển theo chiều sâu, đến các nhóm giải pháp về phát triển thị trường, chính sách tài chính tín dụng, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, xây dựng và hình thành thị trường cho tín dụng đa dạng và đồng bộ.

“Phải khẳng định, con số 500 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều quả thực là con số ấn tượng, giúp Việt Nam lọt Top 30 quốc gia có tăng trưởng xuất nhập khẩu tốt trên thế giới. Nếu xét về tăng trưởng cả giai đoạn lên đến 13% thì Việt Nam thuộc Top đầu thế giới duy trì tăng trưởng cao, bền vững”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết.

Điều vui mừng ở đây chính là: Không chỉ quy mô thương mại hai chiều đạt mức cao mà chất lượng tăng trưởng cũng ngày càng được cải thiện. Đặc biệt, để thể hiện rõ định hướng và mục tiêu đề ra, Chính phủ Việt Nam đã quyết liệt thực hiện các mục tiêu điều hành là cải thiện cơ cấu hàng xuất khẩu, không chỉ hướng về chiều rộng mà còn tăng trưởng về chiều sâu.

“Nhờ đó, con số thặng dư ta đạt được đã lên đến gần 10 tỷ USD, là con số lớn. Theo kế hoạch, ta sẽ cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020 nhưng thực tế, ta đã đạt thặng dư thương mại từ năm 2016 và con số này ngày càng được duy trì, thể hiện sự bền vững của hoạt động xuất nhập khẩu”, Bộ trưởng Bộ Công Thương khẳng định.

Công nhân sản xuất linh kiện điện tử tại Nhà máy Canon có vốn đầu tư Nhật Bản thuộc Khu Công nghiệp Phố Nối A. - Sputnik Việt Nam
Báo Singapore khen ngợi kinh tế Việt Nam
Ông Trần Tuấn Anh nhận xét, 10 tỷ USD thặng dư thương mại giải quyết được nhiều vấn đề, đặc biệt là về kinh tế vĩ mô. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam ổn định ở mức cao, đảm bảo tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, tại niềm tin và sự tin cậy của thị trường cũng như doanh nghiệp đầu tư. Bên cạnh đó, là ổn định, duy trì, kiểm soát CPI (chỉ số giá tiêu dùng), tạo môi trường thu hút đầu tư thuận lợi.

Tư lệnh ngành công thương nhấn mạnh, ngoài chiến lược cụ thể và rõ ràng, chính quyền và nhân dân các cấp, các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, tổ chức đều thấy vai trò của mình trong chiến lược này với những yêu cầu cụ thể. Đặc biệt, là phải kể đến công tác tổ chức thực hiện, sự chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu, Chính phủ đã quyết định đẩy mạnh các cải cách hành chính cũng như hoàn thiện thể chế, môi trường pháp lý để tạo nên môi trường đầu tư kinh doanh theo tính chất rất kiến tạo, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới, tạo nên cú huých cho sự phát triển của khối doanh nghiệo, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp tư nhân. Môi trường đầu tư thông thoáng cũng giúp thu hút nguồn lực đầu tư nước ngoài tương đối lớn, đến nay đã đạt con số hơn 360 tỷ USD. Như vậy, năng lực sản xuất của Việt Nam, thông qua nguồn đầu tư của các tổ chức nước ngoài ngày càng lớn, giúp hình thành những chuỗi giá trị sản xuất của khu vực, quốc tế.

Một vấn đề quan trọng nữa cần khẳng định đó chính là với đà phát triển của đất nước, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng. Không chỉ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay doanh nghiệp nhà nước tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và cơ cấu xuất nhập khẩu mà phải khẳng định đã có sự xuất hiện, trỗi dậy mạnh mẽ của thế hệ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính thế hệ doanh nghiệp này đã tham gia trực tiếp vào tiến trình hội nhập của đất nước và có cải thiện đáng kể, không chỉ về năng lực xuất khẩu mà còn về trình độ quản trị cũng như năng suất lao động và trình độ công nghệ của các lĩnh vực mà họ tham gia kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cũng như xây dựng thương hiệu, đóng góp vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển.

Moody’s - Sputnik Việt Nam
Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về tăng trưởng kinh tế

Liên quan đến hiệu quả thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA), Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, kết quả xuất nhập khẩu khả quan thời gian qua cũng chính là kết quả trực tiếp của chiến lược hội nhậo với những bước đi “mạnh bạo”, “kiên quyết”, thống nhất xuyên suốt và rõ ràng bằng việc Việt Nam đang đàm phán ký kết 16 Hiệp định thương mại tự do, trong đó có 12 FTA đã được triển khai thực hiện, giúp hàng hóa dịch vụ của Việt Nam có điều kiện cạnh tranh thuận lợi với các đối tác trong khu vực và trên thế giới.

Việc thuế suất phần lớn dành cho nông nghiệp, thủy sản và các hàng hóa khác về 0%, với những ưu đãi cũng như điều kiện thuận lợi khác thông qua các cam kết hội nhập về minh bạch hóa điều kiện thị trường, Việt Nam đã có cơ hội đưa hàng hóa sang 200 thị trường, quốc gia trên thế giới.

“Tốc độ tăng trưởng kim ngạch thương mại sang các thị trường này cũng duy trì con số rất cao, liên tục, lên đến 2 con số. Trong bối cảnh chung là cầu thế giới đang giảm nhanh và mạnh, sụt giảm và tăng trưởng âm trong xuất nhập khẩu thì tốc độ tăng trưởng này là có thể khẳng định, ta đã khai thác có hiệu quả các FTA và các khung khổ hội nhập đã tham gia. Đây cũng chính là một bài học kinh nghiệm mà ta tiếp tục tổng kết để tìm hướng phát triển trong tương lai”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu rõ.

Việt Nam giải quyết những thách thức kinh tế lớn năm 2020 thế nào?

Năm 2020 được coi là năm bản lề quan trọng, năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 5 năm (2016-2020), mở ra giai đoạn phát triển mới. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố thuận lợi, đồng chí Trần Tuấn Anh cũng nhận định, năm tới sẽ là năm có nhiều khó khăn và thách thức. Tình hình thế giới về cả khía cạnh chính trị và thương mại sẽ còn diễn biến phức tạp. Đặc biệt là các câu chuyện về diễn biến xung đột thương mại Mỹ-Trung, thậm chí là chiến tranh thương mại giữa các cường quốc chưa chấm dứt và sẽ còn tiếp tục có những biểu hiện phức tạp, mở rộng ra nhiều lĩnh vực, cấp độ. Bất ổn tại khu vực và quốc tế cũng tiếp tục tiềm ẩn nguy cơ bùng phát và lan rộng nhiều khía cạnh từ tôn giáo, đến vấn đề an ninh, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Điều đó có thể đe dọa đến ổn định của kinh tế và thương mại toàn cầu.

 Thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đã cho thế giới thấy sức trẻ của nền kinh tế
Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: “Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hiện nay là chúng ta cần phải tiếp tục tạo điều kiện ổn định về vĩ mô và tạo môi trường hòa bình thuận lợi để phục vụ cho hợp tác của Việt Nam với các đối tác, tiếp tục tăng cường phát triển năng lực sản xuất của nền kinh tế cũng như tham gia thương mại quốc tế. Thứ hai, cần tập trung vào các động lực cho tăng trưởng bằng cải cách thể chế cũng như pháp lý để có được sự phát triển về chiều sâu, gắn kết chặt chẽ với các hoạt động đầu tư và hội nhập”.

Sau đó là tiếp tục thực hiện chiến lược hội nhập nhất quán và kiên định. Nên hiểu “Chiến lược hội nhập” ở đây không chỉ là việc cắt bỏ hàng rào thuế quan và khai thác mở cửa thị trường, mà điều quan trọng là cải cách trong tất cả các khía cạnh và lĩnh vực trong các cam kết hội nhập đã có. Đây chính là những giải pháp mang lại động lực cho tăng trưởng, không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn cả tiến bộ xã hội. Đó chính là nền tảng quan trọng để đảm bảo phát triển bền vững cho đất nước.

Do đó, yêu cầu tổ chức thực thi cam kết hội nhập từ việc nội luật hóa những cam kết trong FTA cho đến việc đảm bảo tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng phù hợp với yêu cầu và thách thức trong các khung khổ hội nhập. Ngoài ra, theo vị tư lệnh ngành Công thương, tiếp tục nỗ lực trong hợp tác với các đối tác thương mại, nhất là đối tác có FTA để khai thác thị trường.

“Chúng ta đã đàm phán để có được các điều kiện cắt giảm thuế quan cho các mặt hàng xuất khẩu trong tiếp cận với thị trường các nước, đó đã là điều kiện rất thuận lợi và hiệu quả nhưng chưa đủ. Bởi một số loại hàng hóa như nông sản, thủy sản khi tiếp cận thị trường cần có các loại giấy phép riêng. Cái đó lại phụ thuộc vào SPS, tức là các vấn đề về kiểm dịch động vật thực vật. Và muốn ký kết với các đối tác, chúng ta phải có được một thỏa thuận tương đương lẫn nhau về chất lượng sản phẩm”, Bộ trưởng Bộ Công thương nhấn mạnh.

Đặc biệt, Việt Nam còn phải vượt qua các hàng rào kỹ thuật trong từng lĩnh vực. Nếu không đồng bộ hóa các biện pháp đó bằng nỗ lực chung của tất cả các bộ, các ngành, cơ quan chức năng thì sẽ đánh rơi mất những lợi thế, cơ hội sẵn có.

“Cuối cùng tôi muốn nhấn mạnh đến một vấn đề tôi nghĩ sẽ có ý nghĩa quyết định, là khung khổ hợp tác công tư giữa cơ quan nhà nước với cộng đồng doanh nghiệp. Bởi chủ thể của hội nhập kinh tế cũng như hoạt động xuất nhập khẩu chính là cộng đồng doanh nghiệp, còn nhà nước chỉ kiến tạo. Chính phủ đã và đang triển khai nhiều giải pháp, từ các chương trình hành động đến các kế hoạch cải cách để xây dựng môi trường kiến tạo. Bộ Công Thương cũng sẽ tự xác định mình trong chương trình lớn đó để góp phần đảm bảo phát triển bền vững hoạt động xuất nhập khẩu, hỗ trợ tối đa cho cộng đồng doanh nghiệp”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chia sẻ.

Chính phủ Việt Nam và Bộ Công thương nỗ lực tuyệt vời năm 2019

Theo đánh giá của bà Nguyễn Cẩm Trang, Phó Cục Trưởng, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương): Năm 2019 vừa qua, dù gặp vô vàn khó khăn, nhưng nhờ môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ, với sự quyết tâm của Chính phủ và nỗ lực của các bộ, ngành tạo ra những tiến bộ trong cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, cải cách trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu đã thúc đẩy sản xuất, tạo thêm nguồn hàng cho xuất khẩu của Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Lễ trao giải báo chí toàn quốc về phòng chống tham nhũng. - Sputnik Việt Nam
Tại sao Việt Nam cần phải đặt mục tiêu phát triển kinh tế cao?

Ngoài ra, Chính phủ, Bộ Công thương chú trọng thực hiện các hiệp định như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tuyên truyền, phổ biến trang bị kiến thức về các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã thực thi và hiệp định EVFTA cũng được chú trọng.

Các doanh nghiệp Việt, theo số liệu thống kê cho thấy, đã tận dụng tốt hơn các cơ hội do các FTA đem lại. Bằng chứng là, tổng kim ngạch sử dụng C/O ưu đãi chiếm khoảng 38% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường đối tác FTA. Đặc biệt, một số thị trường mới trong CPTPP có mức tăng tốt ngay sau khi hiệp định có hiệu lực như Canada, Mexico và nhiều quốc gia khác.

Bên cạnh đó, việc tháo gỡ những rào cản thương mại và kỹ thuật được Bộ Công thương quan tâm, chú trọng. Đặc biệt, Bộ chủ động nắm bắt tình hình áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại của các nước nhập khẩu để kịp thời thông tin cho các đơn vị liên quan và doanh nghiệp để có biện pháp đối phó, đấu tranh hiệu quả đối với những rào cản thương mại bất hợp lý, tránh để doanh nghiệp Việt phải chịu thua thiệt hay gây ảnh hưởng đến uy tín quốc gia.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала