Ông Lavrov: Các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với "Dòng chảy phương Bắc -2" đều là kiêu ngạo và vô liêm sỉ

Trước thềm năm mới, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã trả lời phỏng vấn của Sputnik, ông nói về những kỳ vọng đối với chính sách đối ngoại trong năm tới, về những yếu tố tác động đến tình hình quốc tế và đã trả lời câu hỏi liệu Matxcơva có ý định trở lại định dạng G8 hay không.
Sputnik

Ông cũng cho biết về khả năng gia hạn Hiệp ước cắt giảm và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược, mà đây là công cụ cuối cùng để hạn chế tiềm năng tên lửa hạt nhân của hai cường quốc hạt nhân lớn nhất, chia sẻ tầm nhìn của ông về công trường xây dựng đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc - 2 và lệnh trừng phạt của Mỹ chống lại dự án này. 

- Liệu Nga có thể trở lại G8 trong năm tới hay không? Liệu vấn đề này đã được thảo luận trong cuộc gặp gần đây của ông với Donald Trump? Liệu ông Trump đã chuyển lời mời tới Tổng thống Putin đến dự hội nghị thượng đỉnh ở Hoa Kỳ? Những kỳ vọng của ông đối với chính sách đối ngoại trong năm tới, kể cả theo hướng Mỹ, là gì?

Nga không có động cơ để khôi phục định dạng G8
- Hãy sử dụng các thuật ngữ chính xác. Nga đã không rời khỏi G8. Tôi xin nhắc lại rằng, sau cuộc đảo chính ở Ukraina vào đầu năm 2014, bảy thành viên còn lại của nhóm này đã từ chối tham gia các sự kiện được tổ chức dưới sự chủ tọa của Nga. Nói cách khác, chính G7 đã rời khỏi định dạng này. Như Tổng thống Putin đã lưu ý, “nếu các đối tác muốn đến với chúng tôi, thì chúng tôi sẽ rất vui mừng”. Tôi xin nói thêm rằng, chúng tôi có thể đón tiếp các đối tác ở Matxcơva, ở St. Petersburg, ở Sochi hoặc, ví dụ, ở Yalta.

Nhìn chung, không có lý do nào khiến Nga có ý muốn khôi phục định dạng này. Vấn đề này đã không được thảo luận trong thời gian chuyến thăm Hoa Kỳ của tôi, và nội dung này không nằm trong chương trình nghị sự Nga-Mỹ. Nhóm G7 đã được tạo ra dưới thời Chiến tranh Lạnh và định dạng này không còn đáp ứng thực tế hiện đại, chủ yếu vì các trung tâm thế giới mới không tham gia vào các hoạt động của nhóm này. Mà nếu không có sự tham gia của các trung tâm mới, thì chỉ đơn giản không thể đối phó hiệu quả với nhiều thách thức và mối đe dọa của thời đại chúng ta. 

Ông Lavrov: Các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với "Dòng chảy phương Bắc -2" đều là kiêu ngạo và vô liêm sỉ

Không phải ngẫu nhiên mà ngày nay cuộc thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng nhất không chỉ của nền kinh tế toàn cầu, mà cả về chính trị, được tổ chức thành công trong khuôn khổ G20. Ngoài G20, Nga cũng tích cực tham gia vào hoạt động của các hiệp hội kiểu mới như BRICS và SCO. Ở các hiệp hội này, các quyết định không bị áp đặt mà được thông qua trên cơ sở đồng thuận đảm bảo sự cân bằng chung. Các cấu trúc đa phương này đã trở thành những trụ cột quan trọng trong kiến ​​trúc đa cực dân chủ và công bằng hơn của trật tự thế giới. 

Ông Putin nói về phương châm của hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Nga

Các kịch bản cho năm tới vẫn khó đoán định. Nhiều điều sẽ phụ thuộc vào mức độ sẵn sàng của các đối tác phương Tây, chủ yếu là Washington, từ bỏ chơi trò dọa dẫm, áp lực, trừng phạt đơn phương,  và bắt đầu tuân thủ luật pháp quốc tế, bước lên con đường đối thoại tôn trọng lẫn nhau nhằm giải quyết các vấn đề phức tạp nhất của thời đại hiện nay. Về phần mình, Nga sẽ tiếp tục góp phần củng cố các nguyên tắc cơ bản nhằm đoàn kết lại toàn thế giới, duy trì an ninh toàn cầu và khu vực trên mọi phương diện, để giải quyết thành công rất nhiều cuộc khủng hoảng và xung đột bằng các biện pháp chính trị và ngoại giao - dù là ở Syria hay ở nước láng giềng Ukraina. Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi sẽ sử dụng tiềm năng thành viên của các cấu trúc quản trị toàn cầu như Liên hợp quốc và G20, cũng như khả năng của Nga với tư cách là chủ tịch luân phiên BRICS và SCO. 

Vẻ mặt của bà May tại cuộc gặp với tổng thống Nga Putin là "điểm nhấn" của G20

Chúng tôi nhìn vào triển vọng đối thoại Nga-Mỹ một cách thực tế, đặc biệt là trong bối cảnh tình hình chính trị nội bộ Mỹ khá phức tạp và cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ sắp tới. Những bước đi không thân thiện gần đây nhất của Washington cho thấy rõ điều này. Về phần mình, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh quốc gia, để bảo vệ lợi ích của công dân và doanh nghiệp Nga và đáp trả đích đáng các đòn tấn công. Trong khi đó, chúng tôi không muốn đối đầu. Chúng tôi sẵn sàng cùng với các nước khác tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề quan trọng đối với các quốc gia và toàn thế giới. Các đề xuất của chúng tôi về việc thiết lập hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau vẫn có hiệu lực. Nhiều sáng kiến của Nga có thể được thực hiện trong tương lai gần - ví dụ, đúng theo sự thỏa thuận của hai vị tổng thống, triển khai các hoạt động của Hội đồng tư vấn và Hội đồng kinh doanh. Trong số các đề xuất khác của chúng tôi có việc trao đổi các bản cam kết không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của nhau, bắt đầu cuộc đối thoại về vấn đề an ninh mạng đang gây sự lo ngại của Hoa Kỳ, đưa ra tuyên bố chung về việc chiến tranh hạt nhân là không thể chấp nhận được, gia hạn Hiệp ước START, tạm ngừng triển khai vũ khí tấn công chiến lược. Tất nhiên, chúng tôi sẽ đánh giá tâm trạng của Washington tùy theo hành động của họ. 

Bộ Quốc phòng Nga: Moskva có những câu hỏi cho Mỹ về việc thực hiện START-3

- Có thời hạn nào cho việc gia hạn START-3 không? Nếu không thể gia hạn, Nga sẽ ngay lập tức phát triển và triển khai thêm vũ khí chiến lược hoặc sẽ xem xét phương án ký sắc lệnh dừng thực hiện tương tự như lệnh ngừng thực thi Hiệp ước INF sau khi hiệp ước này bị sụp đổ?

- Cách tiếp cận của Nga đối với triển vọng của Hiệp ước START được trình bày rõ ràng bởi Tổng thống Nga. Chúng tôi ủng hộ việc gia hạn Hiệp ước mà không cần điều kiện tiên quyết. Về thời hạn: Vladimir Putin nói rằng, Nga sẵn sàng gia hạn thỏa thuận này "ngay lập tức, càng sớm càng tốt, ngay trước cuối năm nay".

Không có thời hạn nào cho việc gia hạn, nhưng, quá trình này phải được hoàn thành trước khi Hiệp ước hết hiệu lực vào ngày 5 tháng 2 năm 2021. Điều này có liên quan không chỉ đến thỏa thuận với người Mỹ, để gia hạn Hiệp ước còn phải thực hiện một số thủ tục tại Hội đồng Liên bang Nga bởi vì cần phải đưa ra những sửa đổi vào Luật Liên bang số 1 ngày 28 tháng 1 năm 2011 về việc phê chuẩn Hiệp ước START. Vì vậy, không còn nhiều thời gian nữa. 

Ông Lavrov: Các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với "Dòng chảy phương Bắc -2" đều là kiêu ngạo và vô liêm sỉ

- Vào cuối năm nay, các đối thủ của dự án "Dòng chảy phương Bắc - 2" ráo riết đưa ra các biện pháp trừng phạt mới. Có bất kỳ nguy hiểm nào đang đe dọa dự án này? Có chú ý đến lập trường “không ổn định” của các đối tác phương Tây, phải chăng đã đến lúc để Nga thực hiện đa dạng hóa - định hướng lại một cách triệt chiến lược xuất khẩu hydrocarbon? Liệu Trung Quốc có thể được coi là sự thay thế hứa hẹn nhất cho châu Âu?

Đại sứ Nga: “Dòng chảy Bắc-2” có lợi cho Áo
- Việc xây dựng đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc - 2 sắp hoàn thành, đây là lý do tại sao các đối thủ của nó đang gia tăng nỗ lực nhằm phá vỡ dự án này. Các biện pháp trừng phạt được ghi vào Luật quốc phòng năm 2020 của Hoa Kỳ, đây là sự can thiệp trắng trợn vào các vấn đề kinh doanh của châu Âu. Một số thượng nghị sĩ Hoa Kỳ thậm chí nói lên những lời đe dọa lãnh đạo các công ty tham gia xây dựng. Tất nhiên, họ làm như vậy không phải để bảo vệ an ninh năng lượng của châu Âu, mà dự án Dòng chảy phương Bắc - 2 đáp ứng mục tiêu này, mà để đẩy mạnh xuất khẩu LNG của Mỹ vào thị trường châu Âu. Đây là một ví dụ rõ ràng về sự cạnh tranh không lành mạnh cũng như về việc chính trị hóa ngành năng lượng.

Chúng tôi tin chắc rằng, bất chấp áp lực mạnh mẽ, dự án đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc - 2 sẽ được hoàn thành. Châu Âu nhận thức được rõ về sự cần thiết của một lộ trình xuất khẩu bổ sung, mặc dù, đáng tiếc, một số quốc gia sẵn sàng phục vụ lợi ích của người quản lý từ bên kia đại dương và gây bất lợi cho an ninh năng lượng và phúc lợi của người dân của chính họ. 

Bà Merkel “tuyên chiến” đáp trả lệnh trừng phạt chống Nord Stream 2

Thị trường khí đốt châu Âu vẫn là thị trường chính đối với chúng tôi - khối lượng khí đốt của Nga xuất khẩu sang châu Âu đạt mức 200 tỷ mét khối/năm. Đồng thời, chúng tôi đang mở rộng hợp tác năng lượng với các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi nhu cầu về tài nguyên hydrocarbon tiếp tục tăng. Đầu tháng 12, đường ống dẫn khí Sức mạnh Siberia đã được đưa vào hoạt động, theo đó mỗi năm Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc 38 tỷ mét khối khí đốt. Cùng với các đối tác nước ngoài, Nga đang khai thác các nguồn tài nguyên ở Bắc Cực, kể cả trong khuôn khổ các dự án Yamal LNG và Bắc Cực LNG 2. Để xuất khẩu năng lượng của Nga sang các nước châu Á - Thái Bình Dương, chúng tôi đang phát triển dịch vụ hậu cần vận tải qua Tuyến đường biển phía Bắc.

Nga sẽ tiếp tục nỗ lực nhằm đa dạng hoá, đa phương hoá các điểm đến xuất khẩu để cung cấp hydrocarbon.

Thảo luận