Tất cả do tế bào thần kinh
Việc «lựa chọn giấc mơ» không phải là ngẫu nhiên, và tất cả là do hoạt tính của các tế bào thần kinh, đảm trách việc chúng ta phục hồi nhanh đến đâu sau những căn bệnh khác nhau.
«Chúng ta cũng có thể quan sát hoạt tính của các tế bào thần kinh này trong giai đoạn giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (giấc ngủ REM) khi não hoạt động tích cực. Có thể dễ dàng nhìn thấy giai đoạn này ở người đang trong giấc ngủ REM, vì mí mắt của người ấy thực sự động đậy rất mau. Thông thường trong giai đoạn này của giấc ngủ, mọi người mơ thấy những giấc mơ rất sống động», - các nhà khoa học cho biết.
Sở dĩ có giấc ngủ mắt chuyển động nhanh, còn được gọi là giai đoạn REM, là bởi nhiều lý do, tuỳ thuộc vào cơ chế thần kinh và nội tiết tố.
Trong các thí nghiệm với chuột, các chuyên gia nhận thấy rằng trong giai đoạn REM, hơn một nửa số tế bào thần kinh chịu trách nhiệm về giấc ngủ và cơn đói vẫn giữ nguyên hoạt tính.
Giai đoạn ngủ REM
Khi chuột không ngủ, hoạt tính của các tế bào thần kinh này giảm gần 30%, điều đó chứng tỏ tầm quan trọng của tế bào thần kinh MCH trong giai đoạn ngủ REM. Chỗ này khiến các nhà khoa học suy nghĩ: tại sao một số giấc mơ bị chủ nhân lãng quên ngay sau khi thức dậy.
Sau đó, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm, ghi nhận biến đổi gen trong tế bào thần kinh ở chuột. Như vậy, đã có thể điều khiển hoạt động của các tế bào thần kinh MCH bằng cách sử dụng hóa chất. Khi tế bào thần kinh hoạt động tích cực trong giai đoạn ngủ REM, trí nhớ của các con vật trở nên tồi tệ hơn, nhưng khi loại bỏ hoạt động này thì trí nhớ được hồi phục trở lại.