Sáng chế «công nghệ ngủ đông» có thể là giải pháp thích hợp nhất cho những cuộc du hành đường xa lên vũ trụ, - đại diện Cơ quan Vũ trụ châu Âu tuyên bố, như Phys.org phản ánh.
Được biết, các nhà khoa học đã nghiên cứu kết cấu và thiết kế tàu vũ trụ dành cho giấc «ngủ đông» của phi hành đoàn, nghĩ ra chế độ tiêu thụ năng lượng, hậu cần và bảo vệ thích hợp khỏi bức xạ.
Mục tiêu là giảm khối lượng tàu vũ trụ
Các tính toán cho thấy rằng làm chậm lại quá trình trao đổi chất của các phi hành gia sẽ giúp giảm đáng kể lượng dự trữ cần thiết và không gian sinh hoạt trên khoang tàu, do đó, giảm khối lượng của con tàu xuống 3 lần khi bay lên sao Hỏa. Theo lời các nhà nghiên cứu, họ đã chuẩn bị phác thảo ban đầu về một con tàu như vậy và bản đồ lộ trình chuyển đổi sang «phương pháp ngủ đông» qua thực tế đã chứng tỏ trong 20 năm.
Các nhà khoa học nhấn mạnh rằng trong công trình nghiên cứu dự trù vấn đề bảo đảm an toàn và đặc biệt là phản ứng trong tình huống khẩn cấp.
«Nếu có thể giảm được 75% tỷ lệ trao đổi chất cơ bản của phi hành gia thì chúng ta sẽ tiết kiệm đáng kể về trọng lượng và kinh phí, làm cho các nhiệm vụ nghiên cứu các sứ mệnh dài hạn trở nên khả thi hơn» - chuyên gia Jennifer Ngo-Anh lãnh đạo nhóm nghiên cứu tuyên bố.
Phương pháp đưa con người vào trạng thái ngủ đông
Trong khi đó, cơ quan vũ trụ thừa nhận rằng hiện nay trên thế giới chưa có phương cách nào hiệu quả để đưa con người vào giấc ngủ đông như một số loài động vật đang thực hiện. Tuy nhiên, các nhà khoa học lưu ý rằng công nghệ tương tự đã được sử dụng trong y học, ví dụ, trong các trường hợp chấn thương nghiêm trọng và các ca phẫu thuật. Khả năng làm chậm quá trình trao đổi chất của bệnh nhân hiện có ở hầu hết các trung tâm y tế lớn, - các nhà nghiên cứu giải thích.