Luận tội Đại tá quân đội và đồng phạm vụ buôn bán xăng giả ở Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô

Viện Kiểm sát Quân sự Quân khu 7 đã có biên bản luận tội đối với 16 bị cáo trong vụ án giả mạo trong công tác sản xuất, buôn bán hàng giả tại Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô của Bộ Quốc phòng, trong đó, đại tá quân đội giúp làm giả 54 triệu lít xăng dầu.
Sputnik

Vụ Công ty Lũng Lô: Đề nghị truy thu 728 tỷ đồng tiền bán xăng giả

Ngày 30.12, Tòa án quân sự Quân khu 7 đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 16 bị cáo trong vụ “Giả mạo công tác”, “Sản xuất buôn bán hàng giả” xảy tại Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô của Bộ Quốc phòng và một số Công ty, đơn vị khác.

Hai bị cáo đứng đầu liên quan vụ án là Trần Văn Đồng (sinh năm 1957, cấp bậc Đại tá Quân đội, Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Chi nhánh đầu tư xây dựng miền Nam, Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô) và Lê Quang Hiếu Hùng (công nhân viên quốc phòng, Chi nhánh đầu tư xây dựng miền Nam, Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô).

Vụ xăng giả: dù đại gia Trịnh Sướng bị bắt, nhưng vẫn nhận tỷ đồng cổ tức

Sáng 31.12, đại diện Viện Kiểm sát Quân sự Quân khu 7 đã trình bày biên bản luận tội đối với 16 bị cáo trong vụ án giả mạo trong công tác sản xuất, buôn bán hàng giả tại Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô của Bộ Quốc phòng.

Qua quá trình điều tra và xét hỏi tại tòa ngày 30.12, đại kiện Viện Kiểm sát Quân khu 7 giữ nguyên quan điểm truy tố 16 bị cáo như cáo trạng đã nêu.

Với cương vị là Phó Tổng giám đốc Công ty Xây dựng Lũng Lô kiêm Giám đốc chi nhánh Lũng Lô miền Nam, bị cáo Trần Văn Đồng đã lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao, làm giả bản sao lục quyết định của Tổng tham mưu trưởng về việc nâng bậc lương và quân hàm thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp cho bị cáo Lê Quang Hiếu Hùng.

Bản thân Lê Quang Hiếu Hùng trên cương vị “phụ trách trưởng phòng kinh doanh xăng dầu” đã đi giao dịch với nhiều đối tác trong và ngoài ngành quân đội, bàn bạc với các bị cáo khác trong vụ án pha chế xăng giả từ naphtha để kiếm lời.

Theo kết quả điều tra, các bị cáo phân công rất rõ nhiệm vụ như, người tìm nguồn tài chính, nguồn nguyên liệu cho nhà máy, người cân đối chi phí pha chế và tính giá bán. Hùng tìm thương nhân đầu mối hoặc doanh nghiệp quân đội làm kinh tế để ký hợp đồng mua bán dung môi, thuê kho để lưu trữ xăng giả, tìm nguồn hóa chất pha chế.

Bị cáo Phan Hữu Phúc (Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp, nhân viên thống kê của kho VK102, Cục Hậu cần Quân khu 7) biết là xăng giả nhưng vẫn đồng ý cho Lê  Quang Hiếu Hùng nhập xăng vào kho của Cục Hậu cần. Mỗi lít xăng được nhập vào kho VK102, Cục Hậu cần Quân khu 7, Hùng sẽ chiết khấu cho Phúc 300 đồng.

“Vì là nhân viên của Tổng công ty Lũng Lô nên luôn mong muốn công ty có doanh thu cao. Chính vì vậy, bị cáo hợp tác với các công ty mua bán dung môi, hóa chất để sản xuất”, Tuổi trẻ dẫn lời khai của Lê Quang Hiếu Hùng tại tòa cho biết.

Tuy nhiên, đại diện Viện Kiểm sát Quân khu 7 bác bỏ lời khai này vì không có cơ sở. Theo Viện kiểm sát, hành vi buôn bán hàng giả, giả mạo trong công tác của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, vì vậy cần phải xử lý nghiêm khắc.

Vì sao đại gia Trịnh Sướng ngang nhiên bán xăng giả suốt nhiều năm?

Với những cơ sở trên, Viện Kiểm sát Quân khu 7 đã đề nghị mức án đối với các bị cáo.

Với vai trò chủ đạo trong vụ án, bị cáo Trần Văn Đồng, sinh năm 1957, cấp bậc Đại tá Quân đội, Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Chi nhánh đầu tư xây dựng miền Nam, Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô, từ 9-11 năm tù.

Đối tượng Lê Quang Hiếu Hùng, công nhân viên quốc phòng, Chi nhánh đầu tư xây dựng miền Nam, Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô, từ 12-13 năm tù.

Bị cáo Nguyễn Minh Nhân, nguyên chủ nhiệm kho VK102 Cục hậu cần Quân khu 7 từ 6-7 năm tù.

Ông Phan Hữu Phúc, Ban tham mưu kho VK102 Cục hậu cần Quân khu 7 từ 7-8 năm tù.

Bị cáo Nguyễn Văn Phương, giám đốc công ty Năng Lượng Vạn Xuân và ông Lê Minh Anh, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Dầu khí Đông Phương bị VKS đề nghị từ 11-12 năm tù.

Các đối tượng Trần Việt Anh và Nguyễn Đăng Hưng từ 7-8 năm tù. Bị cáo Huỳnh Ngọc Điệp nhân viên công ty Vạn Xuân, bị cáo Thân Văn Tuyển bị đề nghị mức án từ 5-6 năm tù.

Bị cáo Trần Đình Thái, Giám đốc Công ty vận tải Kim Minh Phát, Nguyễn Đức Tú, Công ty vận tải Kim Minh Phát, bị cáo Trần Phú, Công ty vận tải Kim Minh Phá, ông Vũ Huỳnh Thái, Công ty Kim Minh Phát, đều bị đề nghị từ 5 năm - 5 năm 6 tháng tù.

Bị cáo Phan Trường Sơn từ 10 - 11 năm tù.

Các bị cáo còn bị đề nghị hình phạt bổ sung từ 20 - 40 triệu đồng.

Đại diện Viện Kiểm sát Quân khu 7 đồng thời cũng đề nghị HĐXX thu nộp ngân sách 728 tỷ đồng là số tiền tương đương với giá trị của số lít xăng giả đã bán ra thị trường.

Theo đó, bị cáo Lê Quang Hiếu Hùng phải nộp lại 40%/728 tỷ đồng. Ông Nguyễn Đăng Hưng phải nộp lại 30%/728 tỷ đồng.

2 bị cáo Lê Minh Anh và Phan Trường Sơn mỗi người phải nộp lại 15% của số tiền 728 tỉ đồng. Tiếp tục kê biên một số tài sản của các bị cáo để đảm bảo thi hành án.

Sau khi đại diện Viện kiểm sát trình bày bản luận tội và đề nghị mức án, các luật sư đang trình bày bài bào chữa cho các bị cáo.

Cáo trạng truy tố vụ án xăng dầu giả tại Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô

Theo cáo trạng của VKS Quân sự Quân khu 7, năm 2015, trong thời gian làm lãnh đạo, bị cáo Trần Văn Đồng (nguyên Đại tá quân đội, Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Chi nhánh đầu tư xây dựng miền Nam, Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô đã làm giả bảng sao quyết định nâng bậc lương và phiên quân hàm thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp cho bị cáo Lê Quang Hiếu Hùng, công nhân viên quốc phòng, chi nhánh đầu tư và xây dựng miền Nam, tổng công ty xây dựng Lũng Lô.

Hùng sau đó được phân vào vị trí phụ trách lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, qua đó, tạo điều kiện cho các bị cáo, Hùng móc nối với nhiều đối tượng khác trong vụ án để thực hiện hành vi phạm tội. Cụ thể, năm 2015, Hùng quen Nguyễn Văn Phương (Giám đốc Công ty Thái Sơn), Phan Trường Sơn và Lê Minh Anh (Tổng giám đốc Công ty Đông Phương). Biết công ty này được phép sản xuất Naphtha (sản phẩm của dầu mỏ có thể dùng để pha chế xăng), Hùng rủ nhóm này làm xăng giả kiếm lời.

Lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng chịu trách nhiệm như thế nào về vụ xăng giả?

Trong thời gian là Phó Tổng Giám đốc kiêm giám đốc chi nhánh đầu tư xây dựng miền Nam, Tổng Công ty Xây dựng Lũng Lô, bị cáo Đồng đã ký hợp đồng và phụ lục hợp đồng mua bán dung môi Naphtha, Napsol (thực chất là condensata gia công thành dung môi Napsol) với công ty Đông Phương để bị cáo Hùng và đồng phạm hợp thức hóa hồ sơ vận chuyển, che giấu đầu vào dung môi Naphtha, Napsol cho công ty vận chuyển Vạn Xuân.

Từ đây, bị cáo Hùng và bị cáo Nguỹen Văn Phương, lãnh đạo công ty Thái Sơn, cùng đồng phạm đã tổ chức pha trộn dung môi với các hóa chất BM-MT200, NMA làm giả 21,3 triệu lít xăng ron92 tương đương 322,1 tỷ đồng, trong đó, bị cáo Đồng sử dụng 930 triệu đồng mua xe ô-tô.

Trong vụ án này, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng xác định bị cáo Trần Văn Đồng phải chịu trách nhiệm chính về tội giả mạo trong công tác và đồng phạm giúp sức cho Lê Quang Hiếu Hùng tội sản xuất buôn bán xăng giả.

Ngoài ra, Hùng và đồng phạm đã ký hợp đồng mua bán Naphtha, Condensate với công ty Đông Phương, công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp miền Nam nhằm mục đích hợp thức hóa hồ sơ vận chuyển, che giấu nguồn đầu vào để công ty Vạn Xuân sử dụng 52,6 triệu lít các loại dung môi này pha trộn với Toluen, BT-MT200, N- Mythyl Anniline 999%, bột màu, chất làm thơm để tạo ra 54 triệu lít xăng giả (tương đương 850 tỉ đồng) nhập vào kho VK102, Cục hậu cần, Quân khu 7 và vào kho VK02 Thanh Lễ.

Theo cáo trạng, toàn bộ số xăng trên đã được công ty Vạn Xuân bán hết ra thị trường thu lợi 141 tỉ đồng.

Ngoài ra, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng nêu rõ, bị cáo Lê Quang Hiếu Hùng phải chịu trách nhiệm về tội sản xuất, buôn bán hàng giả với vai trò chủ mưu. Sau khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can Lê Quang Hiếu đã bỏ trốn đi nước ngoài nên Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng đã có quyết định truy nã quốc tế.

Hùng cũng bỏ trốn nhưng bị bắt và bị dẫn độ về Việt Nam. Tính đến thời điểm này, bị cáo Trần Văn Đồng đã tác động gia đình nộp lại số tiền 2,2 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án. Các bị cáo khác trong vụ án cũng nộp lại số tiền từ 100 triệu đồng đến 10 tỷ đồng.

Sai phạm của nguyên Tổng Giám đốc Tổng công ty Lũng Lô

Liên quan vụ án này, Thanh tra Bộ Quốc phòng đã có kiến nghị xử lý những sai phạm của Đại tá Tăng Văn Chúc, nguyên Tổng Giám đốc Tổng công ty Lũng Lô.

Theo kết quả điều tra, dù chưa được Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô đồng ý nhưng tháng 12.2015, bị cáo Trần Văn Đồng đã ký hợp đồng mua 23,4 triệu lít Napsol của Công ty Đông Phương rồi bán lại cho Công ty Vạn Xuân để kiếm lời.

Nhằm thực hiện hợp đồng mua bán trên, bị cáo Đồng đã thế chấp lô hàng để vay vốn tại ngân hàng Indovina. Đến tháng 4.2016, sau khi bán lại lô hàng cho công ty Vạn Xuân và thanh toán toàn bộ khoản vay tại ngân hàng, bị cáo Đồng đã đề nghị và được đại tá Tăng Văn Chúc ký giấy ủy quyền, ký biên bản họp hội đồng thành viên để hợp thức hồ sơ vay vốn kinh doanh cho chi nhánh Lũng Lô Miền Nam.

Xăng giả của đại gia Trịnh Sướng bán ra đến các tỉnh phía Bắc

“Kết quả điều tra chưa phát hiện hành vi tiêu cực, tham nhũng, việc ông Chúc ký các văn bản không liên quan tới quá trình sản xuất và buôn bán hàng giả của bị cáo Đồng cùng đồng phạm. Trên cương vị là tổng giám đốc ông Chúc đã thiếu kiểm tra để xảy ra vi phạm pháp luật. Vì vậy, cơ quan điều tra kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hành chính đối với ông Chúc”, Thanh tra Bộ Quốc phòng xác định.

Ngoài kiến nghị của Thanh tra Bộ Quốc phòng, trong quá trình điều tra vụ án, cơ quan điều tra cũng nhận được đơn của cán bộ công nhân viên chi nhánh Lũng Lô miền Nam đề nghị xử lý sai phạm của Đại tá Tăng Văn Chúc trong việc tuyển dụng Lê Quang Hiếu Hùng từ công nhân viên chức quốc phòng sang quân nhân chuyên nghiệp trái với quy định.

Theo cơ quan điều tra, ngoài hành vi sản xuất buôn bán hàng giả, bị cáo Lê Quang Hiếu Hùng cùng đồng phạm còn có hành vi làm giả hồ sơ hàng hóa, thông qua pháp nhân là công ty Vạn Xuân thế chấp vay vốn tại ngân hàng Indovina lấy tiền mua dung môi, hóa chất pha chế xăng giả. Sau đó, làm giả hồ sơ hàng gửi tại kho VK01 để vay vốn tại ngân hàng NCB, Vietinbank, Liên Việt, hiện nay dư nợ tại các ngân hàng là 505 tỉ đồng và không có khả không có khả năng thanh toán.

Cũng trong vụ án này, cơ quan điều tra xác định có hàng loạt cán bộ thuộc Cục Hậu cần Quân khu 7, cán bộ và nhân viên thuộc kho VK102 Cục Hậu cần Quân khu 7 bị Thanh tra Bộ Quốc phòng đề nghị xử phạt hành chính.

Thảo luận